Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi Update 09/2024

Em bé trong bụng sẽ phát triển ra sao vào tuần thai thứ 5 này và cuộc sống của mẹ sẽ thay đổi như thế nào? Các bạn hãy cùng Là Con Gái Thật Tuyệt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi, sự bất ngờ của tạo hóa

thai nhi 5 tuan tuoi 1

Thai nhi 5 tuần tuổi

Trong tuần này, phôi thai phát triển rất mạnh mẽ, em bé bằng hạt tiêu, giống như con nòng nọc nhỏ.

Trong đó, 3 lớp tế bào chính trong phôi thai lúc này là ectoderm, mesoderm và endoderm là những chất chính hình thành nên hệ mô và cơ quan chức năng cho bé.

Trong đó, endoderm là tế bào hình thành nên hệ thống thần kinh bao gồm não, tủy sống, dây thần kinh và xương sống. Điểm nổi bật là hệ thống tuần hòan đã được hình thành từ mesoderm.

Nhau thai và dây rốn sẽ bắt đầu hoạt động trao đổi dinh dưỡng và cung cấp oxi cho thai nhi kể từ tuần này trở đi.

Sự phát triển chính của tuần này là mũi, miệng và tai. Nhịp tim của bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé.

Phần lớn tập trung phát triển vào não bộ với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong mỗi phút.

Ruột, tuyến tụy của bé cũng đang hình thành và ruột thừa đã ở đúng vị trí rồi.

Ống thần kinh, tức là phần nối não bộ của bé và tủy sống, sẽ đóng kín lại vào tuần thai này.

Dưới phần hốc( miệng bé sau này) có các nếp gấp nhỏ sau cùng sẽ hình thành nên cổ và hàm dưới của bé đấy. Lưỡi cũng bắt đầu hình thành.

Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên còn quá sớm để xác định giới tính của bé qua siêu âm.

Xương bắt đầu được hình thành. Các đầu chi bắt đầu nhú lên, đây là các phần sẽ phát triển thành tay chân của bé sau này.

Các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện.

Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương đang hình thành.

Quả thận đã nằm đúng vị trí, tuy nhiên chưa thực hiện chức năng lọc máu. Sau một thời gian ngắn sẽ thực hiện chức năng bài tiết nước tiểu, góp phần gia tăng chất lỏng trong thành phần nước ối bao quanh bé suốt các tuần còn lại.

Một cái đầu quá khổ và những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành, đầu của bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước. Tai của bé được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 5

Bạn có thể sẽ bị táo bón, do hormone progesterone sản sinh ra khi bạn mang thai Để khắc phục tình trạng này, bạn cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.

Bạn sẽ tiếp tục có các triệu chứng như ở tuần trước: chậm kinh, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, buồn nôn, ra máu nhẹ, cảm giác chán ăn, dị ứng với mùi thức ăn món ăn, đau ngực. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone thai kỳ.

Bạn có thể bị nổi nhiều mụn do ảnh hưởng của các hormone đang tăng nhanh.

Bạn có thể luôn cảm thấy nóng bức do sự gia tăng lượng máu cũng như các hormone trong cơ thể

Một số bà bầu thì lên cân trong 3, 4 tuần đầu

su thay doi cua thai nhi tuan thu 5

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 5

Những lưu ý cho mẹ khi mang thai tuần thứ 5

Về chế độ ăn uống: mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn thành các bữa nhỏ, chọn thực phẩm dễ tiêu, cần phải bổ sung lượng vitamin, axit folic (hạn chế tối đa khả năng dị tật bẩm sinh), sắt và canxi đầy đủ cho cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất và dùng viên vitamin tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ

Mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện, kể cả các loại thuốc bôi hoặc thực phẩm chức năng,… nếu không được sự cho phép từ bác sĩ. Các thành phần hóa học của thuốc có thể gây ra dị tật sứt môi, hở hàm ếch rất khó lường

Mẹ bầu nên tập luyện thể dục hằng ngày như : đi bộ, bơi lội, tập yoga cho bà bầu, khiêu vũ cho bà bầu để giúp săn chắc các múi cơ, tăng sự dẻo dai, giảm stress và sức chịu đựng của cơ thể, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa một số triệu chứng đau nhức của thai kỳ để chuẩn bị thể trạng tốt cho mẹ trước khi sinh.

Tuần này bạn có thể đến bác sĩ kiểm tra huyết áp cũng như kiểm tra tổng quát sức khỏe của mẹ. Khám phụ khoa cũng là một phần quan trọng trong quá trình kiểm tra khi thai nhi 5 tuần tuổi. Đồng thời, hẹn lịch khám với nha sĩ để kiểm tra răng miệng, vì bệnh răng miệng ảnh hưởng tới việc sinh non cũng như một số rủi ro khác.

Hãy luôn cẩn thận giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khi đánh răng hay vệ sinh lưỡi, nhớ không nên để bàn chải đi quá sâu vào cổ họng, vì cổ họng bây giờ rất nhạy cảm, có thể gây ra những cơn nhợn.

Thai phụ không được chụp X-quang, không nên tiếp xúc với các tia phóng xạ khác, không vận động mạnh, tránh bị cảm cúm, cảm lạnh, tránh uống thuốc, bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng.

Nếu nhà mẹ có nuôi mèo, hãy cẩn trọng! Bệnh toxoplasmosis – một loại bệnh gây ra bởi kí sinh trùng và có các triệu chứng giống cúm – có thể lây lan từ các ổ mèo không sạch sẽ. Vì vậy, hãy làm sạch các chất bẩn trong ổ mèo để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình mang thai.

Thời điểm này mẹ có thể tham gia các lớp học tiền sản để học hỏi các kỹ năng làm mẹ cần thiết.

Mẹ hãy lựa chọn các loại áo ngực phù hợp giúp mẹ giảm căng, tức ngực

Tâm trạng vui vẻ là cách thai giáo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ cần phải tránh:

  • Phô mai mềm chưa tiệt trùng như phô mai làm từ sữa dê và phô mai xanh
  • Sữa, nước trái cây và rượu táo chưa tiệt trùng
  • Trứng long đào hoặc thực phẩm có chứa trứng sống
  • Thịt, cá và các hải sản có vỏ còn sống chưa qua chế biến
  • Thịt chế biến sẵn như xúc xích và thịt nguội
  • Tránh xa nước uống có ga hoặc chứa chất kích thích( rượu, bia), cafein.
  • Thức ăn chưa nấu chín, gan động vật, chế phẩm từ gan, Viên uống vitamin A (Trừ khi mẹ được bác sĩ chỉ định uống vitamin A trong khi mang thai, còn ngoài ra tốt nhất mẹ bầu không nên tự ý uống thêm vitamin này hay các viên uống chiết xuất từ gan cá tuyết (loại này cũng có chứa vitamin A).
  • Uống qúa nhiều vitamin A trong khi mang thai có thể gây rối loạn đến quá trình phát triển của thai nhi.
  • Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm hoặc cá kình.
  • Những thực phẩm khuyên mẹ nên dùng trong lúc này:

Bánh mì và ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, bánh mì đen và các loại bánh làm từ bột gạo, các món điểm tâm ít đường, các loại đậu: đậu lăng, đậu gà (đậu răng ngựa), đậu trắng, đậu ngự, đậu tằm, gạo nguyên cám, gạo lức, lúa mì, các loại dâu: dâu tây, việt quất, mâm xôi đỏ, mâm xôi đen, thịt nạc và phi lê cá, các loại sữa chua lợi khuẩn và ít béo, rau chân vịt và các loại xà lách, trứng, các loại hạt hoặc trái cây sấy khô (không thêm đường hoặc muối), các thanh ngũ cốc (cereal bars) ít đường và ít béo, hỗn hợp các loạt hạt hướng dương, bí ngô và hạt vừng (mè), …

Lời kết

Trên đây là sự hình thành và phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi và sự thay đổi trong cơ thể người mẹ cùng với những lưu ý dành cho mẹ trong giai đoạn này. Hi vọng sẽ giúp các mẹ hiểu được, các mẹ có thấy hay không nào? Các bạn hãy đồng hành cùng chúng tôi để xem các bài viết về sự phát triển các tuần tiếp theo của thai nhi nhé! Chúc mẹ bầu luôn vui khỏe và hạnh phúc nhé!