Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mà bố mẹ nên nhớ Update 03/2024

Trong mỗi thai kỳ, bất cứ ba mẹ nào cũng mong muốn biết được thiên thần nhỏ của mình đang phát triển như thế nào? Mỗi trẻ sẽ có một chỉ số sức khỏe riêng phù hợp với từng thời gian thai kỳ. Hay cân nặng ra sao? Do đó, nhờ vào bảng cân nặng thai nhi sẽ giúp ba mẹ theo dõi tình trạng phát triển của con tốt nhất. Để giải đáp những thắc mắc này, ba mẹ hãy cùng theo dõi những thông tin bên dưới nhé!

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn năm 2019

Việc ba mẹ biết được cân nặng của thai nhi là điều vô cùng quan trọng. Đây là căn cứ giúp ba mẹ biết được con mình có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Khi bác sĩ siêu âm, mẹ sẽ biết được chỉ số thai nhi theo tuần. Mẹ sẽ biết được thai nhi nhỏ hoặc lớn so với mức tiêu chuẩn đặt ra cho cân nặng thai nhi hay không. Từ đó, mẹ có thể xác định và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp con phát triển tốt nhất. 

Dựa theo quy định thì cân nặng của thai nhi trong bụng được đo theo từng quy định bằng các cách khác nhau:

  • Từ tuần 1 đến tuần 7: thai nhi trong quá trình hình thành phôi thai nên chưa phát triển. Do đó, cân nặng trong giai đoạn chưa thể đo được.
  • Từ tuần 8 đến tuần 19: thai nhi được đo chiều dài từ đầu đến mông. Tuy nhiên, ở đâu thai kỳ nên chân bé hay bị uốn cong. Do đó, khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé.
  • Từ tuần 20 trở đi: thai nhi được tính theo chiều dài đến gót chân. Ở thời điểm này, cân nặng của thai nhi đã được tăng dần đều. 
  • Từ tuần 30 trở đi: cân nặng thai nhi được tăng vọt với tốc độ tối đa cho đến khi bé chào đời.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần 

Các yếu tố ảnh hưởng đến bảng cân nặng thai nhi 

Cân nặng của mỗi bé sẽ khác nhau. Do đó, trong thời gian mang thai bà bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi.

Yếu tố do di truyền về chủng tộc

Mỗi dân tộc, mỗi nước sẽ có một chỉ số cân nặng khác nhau, không ai giống ai. Điều này cũng có nghĩa, việc cân nặng của con sẽ tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Do đó, bạn đừng quá lo lắng về yếu tố này. 

Sức khỏe của bà bầu

Một số trường hợp, mẹ bầu mắc các căn bệnh như tiểu đường hay béo phì thì con của mình cũng có xu hướng về cân nặng sẽ lớn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, trường hợp mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng quá ít sẽ có nghĩa thai nhi đang bị suy dinh dưỡng, không đủ dưỡng chất. Điều này được thể hiện rõ thông qua bảng cân nặng thai nhi ngay khi con trong bụng mẹ bầu. 

Quá trình phát triển cân nặng của thai nhi 

Thứ tự sinh con

Đây là yếu tố mang tính chủ quan về chỉ số cân nặng của thai nhi. Thực tế mộT số trường hợp, con thứ thường lớn hơn con đầu nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn. Hoặc ngược lại, con thứ lại nhẹ cân hơn con đầu. 

Số lượng thai nhi 

Trường hợp, mẹ mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng của thai nhi sẽ thấp so với cân nặng thai nhi chuẩn theo quy định. 

Chế độ dinh dưỡng của thai kỳ 

Để bé có mức cân bằng đạt tiêu chuẩn thì trong quá trình mang thai, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm giúp thai kỳ phát triển. Đây là giai đoạn quan trọng của bà bầu. Do đó, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ để thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

Cần làm gì để có bảng cân nặng thai nhi phát triển theo tiêu chuẩn?

Để thai nhi có bảng cân nặng theo đúng tiêu chuẩn và phát triển tốt, mẹ bầu cần chú ý về các chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, mẹ không nên ăn quá nhiều nhưng phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng để thai phát triển.

Bên cạnh đó, mẹ cần kiểm soát cân nặng của mình, không nên để tình trạng tăng cân vượt quá mức quy định hoặc quá ốm. Điều này, khiến thai nhi kém phát triển. Thông thường, mẹ bầu chỉ tăng từ 10-15 kg trong các thai kỳ. 

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục sẽ giúp thai nhi phát triển đúng tiêu chuẩn

Trường hợp, mang đa thai thì chỉ tăng lên khoảng 16-20kg. Để nắm rõ tình trạng cân nặng của thai nhi, mẹ bầu cần thường xuyên đến gặp bác sĩ để có chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần có chế độ nghỉ ngơi; tập thể dục; không nên căng thẳng; stress ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trên đây là những thông tin về bảng cân nặng thai nhi theo tuần. Hy vọng, những thông tin này bố mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt cũng như theo dõi tốt nhất tình trạng của thai nhi.