Độ mờ da gáy – Những điều mẹ bầu nên biết khi khám thai Update 05/2024

Trong các thời kỳ của thai nhi, các mẹ không thể bỏ qua chỉ số độ mờ da gáy rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của bé. Nếu mẹ vẫn chưa biết đến chỉ số này hoặc không hiểu rõ về da gáy và chỉ số độ mờ có ý nghĩa như thế nào? Các mẹ cần tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây về độ mờ của da gáy cho thai nhi. 

Độ mờ da gáy là gì?

Khi bạn khám thai từ tuần 12 đều sẽ được bác sĩ cung cấp các chỉ số về độ mờ của da gáy. Mẹ sẽ được thông báo về chỉ số này sẽ giúp phát hiện khả năng dị tật ở bé. Từ đó, các mẹ sẽ yên tâm phần nào khi nắm rõ được tình trạng của bé. 

Độ mờ da gáy được biết đến là sự kết tụ chất dịch nằm tại vùng da mặt sau cổ của thai nhi. Đối với những thai nhi có hàm lượng chất dịch tăng cao sẽ có khả năng mắc dị tật, đặc biệt là hội chứng Down. 

Các mẹ cần luôn phải chú ý để độ mờ của da gáy cho thai nhi

Do vậy, bắt đầu từ tháng thứ 12 của thai kỳ, các mẹ nên kết hợp khám thai cũng như xét nghiệm. Từ đó, mẹ có thể được bác sĩ tiến hành chẩn đoán các dị tật mà thai nhi có thể mắc phải. Đặc biệt là bệnh Đao do đột biến nhiễm sắc thể được phát hiện sớm sẽ giúp mẹ nhanh chóng tìm được phương pháp điều trị tốt nhất.

Chỉ số độ mờ của da gáy đạt bao nhiêu là tốt?

Các mẹ luôn lo lắng về chỉ số độ mờ của da gáy bao nhiêu thì được coi là bình thường. Mẹ có thể tham khảo những chỉ số này theo từng tình trạng của bé.

  • Chỉ số từ 1,3 mm là tốt nhất, khả năng bị bệnh Down thấp. 
  • Từ 2 – 3mm được đánh giá là trung bình. 
  • Chỉ số độ mờ của da gáy từ 6mm trở nên tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Down có thể lên tới 90% cũng như mắc các bệnh về tim mạch.

Từ những kết quả khám thai, các mẹ sẽ nhận được những lời khuyên của bác sĩ về chăm sóc sức khỏe thai nhi. Trong trường hợp chỉ số tăng cao, mẹ và gia đình cũng sẽ có phương pháp để khắc phục khả năng mắc các bệnh do biến đổi nhiễm sắc thể gây nên. 

Khám thai qua các thời kỳ của thai nhi để theo dõi sức khỏe cho bé

Những bà mẹ có khả năng sinh con mắc bệnh Down

Hội chứng Down ( bệnh Down ) được biết là loại bệnh ở trẻ bị đột biến nhiễm sắc thể. Theo nghiên cứu tỷ lệ trẻ có nguy có mắc bệnh khoảng 1/1000 trẻ trong năm. Biểu hiện của bé bị bệnh Down như khuôn mặt ngắn, mũi tẹt hơn, trí tuệ chậm phát triển. 

Những trẻ có nguy cơ đột biến nhiễm sắc gây bệnh Down thường xuất hiện ở các mẹ khi mang thai có những đặc điểm sau:

  • Bà mẹ đã có tuổi nhất là trên 35 tuổi. 
  • Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh do đột biến gen. 
  • Do ca hoặc mẹ có tần suất tiếp xúc với các loại hóa chất gây độc hại, chất phóng xạ. 
  • Mẹ bầu khi mang thai bị bệnh phải điều trị. 
  • Mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm có thể gây biến đổi nhiễm sắc thể. 

"Bé

Với những tìm hiểu về độ mờ da gáy sẽ giúp các mẹ có thêm hành trang kiến thức để chăm sóc bé tốt ngay từ trong bụng mẹ. Trong mọi kết quả khi khám thai, mẹ phải luôn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được những tư vấn tốt cho mẹ và bé.