Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai Update 05/2024

Chăm sóc sức khỏe của người mẹ là điều cần thiết nhất trước khi chào đón một sinh linh sắp ra đời. Bởi cơ thể mẹ khỏe mạnh thì con mới khỏe, ngược lại nếu mẹ bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ truyền sang con. Ngày nay, việc tiêm phòng trước khi mang thai đã trở nên phổ biến. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu thời gian tiêm đúng nhất cũng như lý do cần tiêm các loại vắc xin cho giai đoạn này.

 

Bảo vệ sức khỏe người mẹ trước khi mang thai là ưu tiên hàng đầu

Tại sao cần tiêm phòng trước khi mang thai?

Hẳn mọi người cũng biết, tiêm phòng thật chất là tiêm virus gây bệnh vào người nhưng với một lượng nhỏ vừa đủ để cơ thể tự hình thành kháng sinh cho căn bệnh đó. Tuy nhiên, khi sức khỏe người cần tiêm không thật sự tốt thì việc tiêm phòng sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm. 

Trong giai đoạn đang mang thai, cơ chế kháng sinh của cả mẹ và bào thai đều suy yếu, không đủ sức chống lại các virus có trong vắc xin tiêm phòng. Vì vậy mà người ta thường phải tiêm phòng trước khi mang thai, là cách trang bị sẵn cho cả mẹ và bé kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh trong thời kỳ mang thai và sau sinh.

Tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ mẹ và bé khỏi các bệnh nguy hiểm 

Các loại Vắc xin cần tiêm

Dựa vào việc nghiên cứu về các bệnh nguy hiểm thường xảy ra đối với mẹ bầu và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế đã chỉ ra 4 loại vắc xin cần phải tiêm phòng trước khi mang thai: 

Sởi – Quai bị – Rubella 

Thời gian tiêm: Ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai, chỉ cần chích một mũi.

Nguyên nhân cần tiêm: Nếu người mẹ mắc phải các bệnh sởi, quai bị, rubella trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của bào thai cũng như sức khỏe trẻ sau sinh. Các virus này phá hủy tế bào trứng, gây ra hiện tượng thai chết lưu hoặc sinh non. Trẻ em khi mắc bệnh Rubella và quai bị bẩm sinh sẽ mang dị tật vài bộ phận cơ thể, bệnh tim, vàng da, xương thủy tinh,…. Cho nên, vắc xin này là vô cùng cần thiết để tiêm phòng trước khi mang thai. 

Thủy đậu

Thời gian tiêm: Đối với người đã từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm thủy đậu trước đó rồi thì không cần tiêm nữa, vì cơ thể đã hình thành kháng sinh với bệnh này. Ngược lợi nếu bạn chưa từng mắc bệnh hay chích ngừa thì nên tiêm phòng, tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng trước khi mang thai.

Nguyên nhân cần tiêm: Thủy đậu là bệnh nổi mụn nước trên da, xảy ra phổ biến và hầu như ai cũng từng bị một lần trong đời. Tuy nhiên. nếu người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai, tùy từng thời điểm khác nhau mà mức độ ảnh hưởng đến bào thai khác nhau. 

Cụ thể là trong 3 tháng đầu nếu mẹ mắc bệnh, con sinh ra sẽ bị sẹo ngoài da, đục thủy tinh thể, teo tay chân,… Nguy hiểm nhất là khi mẹ mắc bệnh trước khi sinh 4 ngày, bào thai sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, xác suất trẻ bị tử vong lên đến 30%. 

Cúm

Thời gian tiêm: Trước khi mang thai 1 tháng, chỉ tiêm 1 mũi.

Nguyên nhân: Khi đang mang thai mà bị cảm cúm, cơ thể của người mẹ không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, dẫn đến bệnh cúm phát triển nhanh và nặng hơn. Thêm vào đó, trong thành phần thuốc cảm sốt cũng có chứa các chất không phù hợp với người đang mang thai, vì thế cũng không nên dùng thuốc lúc này. Nếu cúm phát triển thành viêm phổi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, dẫn đến sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Ung thư cổ tử cung

Thời gian tiêm: Tiêm càng sớm càng tốt, từ 9 đến 26 tuổi, tốt nhất là tiêm lúc 11-12 tuổi. Tiêm đủ 3 mũi trong khoảng thời gian 6 tháng. Sau tiêm 3 tháng nữa thì mới có thể yên tâm mang thai. 

Nguyên nhân: Đây là căn bệnh đang dần phổ biến trên thế giới, chỉ riêng tại Việt Nam đã có khoảng 4200 ca mắc bệnh mỗi năm. Phụ nữ khi mắc bệnh này phải chịu cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, không còn khả năng làm mẹ. 

 

Phụ nữ cần tiêm đủ 4 loại vắc xin quan trọng trước khi mang thai 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh chưa bao giờ là sai, việc tiêm phòng trước khi sinh là các tốt nhất để bảo vệ sức khỏe người mẹ và trẻ nhỏ, góp phần giúp thế hệ sau được phát triển một cách toàn diện. Trước khi tiến hành tiêm phòng các loại vắc xin kể trên, bạn cũng nên khám sức khỏe để xem cơ thể có sẵn sàng để tiêm hay chưa nhé.