Bootstrap hiện tại có mấy phiên bản? Tổng quan về từng Version Update 09/2024

Bootstrap được xem là thuật ngữ khá mơ hồ đối với nhiều người không thuộc ngành IT. Tuy nhiên, đối với những ai đang hoạt động chuyên ngành xây dựng và phát triển Website thì Bootstrap lại là một công cụ vô cùng hữu ích. Chúng mang đến một sản phẩm Website hoàn hảo và có độ tương thích cao hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bootstrap đã cho ra đời 5 phiên bản. Mỗi phiên bản sau đều có sự cải tiến vượt trội so với phiên bản trước. Nói đến Bootstrap chúng ta sẽ liên tưởng đến khung HTML, CSS và JS. Chi tiết hơn, Bootstrap chính là khung Javascript mã nguồn mở được khởi nguồn bởi nhóm trên Twitter. Hoặc nhiều người vẫn gọi chúng với cái tên Front-end-framework.

Để hiểu hơn về Bootstrap, chúng ta sẽ đi lần lượt từng Version. Mỗi phiên bản này sẽ mang đến cho bạn sự thú vị và điều bất ngờ.

Phiên bản đầu tiên của Bootstrap

Phiên bản này được ra đời từ năm 2011. Chúng có tên gọi là Bootstrap 1.0. Phiên bản này chưa được tích hợp tính năng hỗ trợ Mobile. Phiên bản này hỗ trợ Chrome, Safari và cả Firefox. Tất cả người dùng Twitter đều có ở máy Mac.

Trước thời điểm trở thành framework mã nguồn mở, Bootstrap được mọi người biết với hình thức là bản thiết kế của Twitter. Nhưng chỉ sau vài tháng đi vào hoạt động, Twitter đã thực hiện Tuần lễ Hack đầu tiên và rất nhiều những nhà phát triển đa dạng mọi trình đến với dự án. Và chỉ sau 1 năm sau đó từ năm 2010 đến 2011, Bootstrap đã tương tự 1 bản hướng dẫn style chuyên phục vụ cho những công cụ nội bộ của công ty trước ngày được phát hành chính thức. Và chúng vẫn giữ vai trò này cho đến thời điểm hiện tại.

Version 2.0 của Bootstrap

Phiên bản 2.0 của Bootstrap ra đời vào năm 2012.  Mặc dù phiên bản Bootstrap 2.0 vẫn chưa hỗ trợ Mobile nhưng đã được cải thiện và tích hợp thêm 1 vài tính năng mới. Điển hình như responsive tựa như 1 stylesheet tùy ý.

Bootstrap 2.0 vẫn đáp ứng nhu cầu truy vấn phương tiện CSS đối với những thiết bị nhỏ, máy tính bàn và máy tính bảng. Chúng có khả năng sắp xếp bố cục phù hợp với màn hình nhỏ.

CSS đã được mặc định thông minh và chất lượng hơn. Ở phiên bản này toàn bộ hình thức có thể chảy theo chiều ngang. Môi bảng hiện sẽ gắn với tên gọi sao cho những kiểu của Bootstrap không ứng dụng với toàn bộ các bảng. Phiên bản này đã có tính nhất quán, và đơn giản hóa hơn phiên bản đầu.

Tuy nhiên, để sử dụng Responsive, phiên bản cần chèn thêm bootstrap-responsive.css.

Version Bootstrap 3.0

Phiên bản Bootstrap 3.0 được ra đời vào năm 2013. Nếu như 2 phiên bản đầu chưa hỗ trợ Mobile thì đến phiên bản này đã có sự hỗ trợ Mobile rồi. Toàn bộ thành phần được thiết kế phẳng kiểu Flat Design.

Đến phiên bản này, nhà sản xuất đã viết lại thêm 1 lần nữa nhằm tích hợp tính năng Responsive theo cách mặc định. Như vậy so với các phiên bản trước, Bootstrap 3.0 đã có sự hỗ trợ Responsive mặc định.

Mặc khác, glyphicons-halflings.png đã được thay thế bởi font glyphicons-halflings-regular. Hơn nữa, Responsive đã tồn tại đa dạng kích thước màn hình lớn nhỏ khác nhau. Chúng cung cấp cho người dùng giao diện sắc nét và hoàn hảo khi add thêm link style bootstrap-theme.css

Version Bootstrap 4.0

Phiên bản Bootstrap 4.0 được ra đời vào năm 2018. So với phiên bản Bootstrap 3.0 thì phiên bản này đã được viết lại hoàn toàn dựa trên nền tảng của Bootstrap 3.0.

Trước đây, Bootstrap 3.0 được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Tuy nhiên khi có sự hiện diện của Bootstrap 4.0 thì hầu hết các tài nguyên trên mạng đã quay sang sử dụng version 4.0 này. Chúng có ưu điểm nổi trội về tốc độ load, tổ chức Layout cũng được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, Code đa dạng và phong phú hơn hẳn Bootstrap 3.0.

Tuy vậy nhìn vào cách tổng quan, Bootstrap 4.0 vẫn chưa thỏa mãn được người dùng khi không có khả năng giải quyết mọi vấn đề tương thích với IE9. Ngay cả việc tương thích IE10+ vẫn còn là điều mà nhà sản xuất băn khoăn. Tuy nhiên, Bootstrap 3.0 lại có thể thực hiện được việc này.

Version Bootstrap 5.0

Ở phiên bản 4 của Bootstrap, chúng đã có thể giúp người dùng tạo nên một giao diện Website nhanh và đơn giản. Tuy nhiên, do tồn tại 1 số nhược điểm nên chúng là động lực để phiên bản Bootstrap 5.0 ra đời.

Bootstrap 5.0 ở thời điểm hiện tại vẫn còn ở trong thời kỳ alpha. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, chúng sẽ có nhiều sự thay đổi hơn nữa. Nhưng tổng quan, Bootstrap 5.0 đã có sự cải tiến hoàn chỉnh hơn rất nhiều so với Version 4. Điểm nổi bật ở phiên bản này thể hiện rõ:

  • Giao diện trang Docs đã được thay đổi toàn diện hơn. Người dùng có cơ hội trải nghiệm giao diện thân thiện, nâng cao về khía cạnh đọc. Bên cạnh đó, Logo Bootstrap cũng được làm mới tạo nên sự cuốn hút bởi nhà sản xuất lấy cảm hứng từ chữ B được bao bọc bởi dấu ngoặc nhọn của CSS.
  • Thay đổi jQuery và JavaScript: Version 5 không còn ứng dụng jQuery nưa. Từ đó, tốc độ load trang sẽ nhanh hơn. Code được nâng cao chất lượng bởi Javascript.
  • Những thuộc tính tùy chỉnh của CSS: Version 5 đã có sự hỗ trợ tuyệt vời hơn dành cho CSS custom properties. Điều này thể hiện ở điểm là phiên bản nói không với IE.
  • Cải thiện tài liệu trong phần Tùy biến: Toàn bộ phần khó hiểu của phiên bản trước sẽ được loại bỏ. Thay vào đó, Customize docs mới sẽ khiến cho người đọc hiểu nhanh và dễ tiếp cận.
  • Cập nhật Form: Ở Version 5 Form được tách thành khu vực riêng tại trang Docs.
  • Các tiện ích API: Hoàn toàn mới và cải thiện. Điển hình như Grid, bổ sung tầng Grid là xxl. Class .gutter sẽ được thay thế bởi utilities .g* tương tự như utilities margin/padding. Khoảng cách chiều dọc được add vào Class. Layout form cũng được thay thế bởi Grid mới.

Trong tương lai, Version Bootstrap 5.0 sẽ được cải tiến nhiều hơn nữa. Chúng ta hãy cùng chờ đợi những tính năng mới và độc đáo nhất từ phiên bản Bootstrap này nhé.