Thuyết minh về cái phích nước: Dàn ý & văn mẫu chọn lọc Update 09/2024

Phích nước là một trong những đồ dùng rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình, nó có công dụng để giữ nhiệt cho nước nóng. Sau đây là một số tổng hợp bài văn mẫu thuyết minh về cái phích nước mời các bạn cùng mình theo dõi nhé.

Dàn ý tổng hợp thuyết minh về cái phích nước

Mở bài

  • Giới thiệu tổng quát về chủ đề cần thuyết minh đó chính là cái phích nước

Thân bài

1. Nguồn gốc ra đời cái phích nước 

  • Cái phích nước do ai phát minh
  • Cái phích nước ra đời vào năm nào
  • Cái phích nước có công dụng gì
  • Cái phích nước hiện nay có bao nhiêu mẫu mã

2. Cấu tạo của cái phích nước 

  • Cái phích nước gồm những bộ phận nào
  • Những bộ phận đó có công dụng ra sao
  • Cái phích nước chứa đựng được bao nhiêu lít nước 

3. Cách dùng và bảo quản cái phích nước 

  • Phích nước sử dụng như thế nào
  • Sau khi dùng xong thì xử lý ra sao
  • Cách bảo quản phích nước như thế nào

Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của bạn về cái phích nước 
  • Tầm quan trọng của cái phích nước trong gia đình

Dàn ý chi tiết thuyết minh về cái phích nước 

Mở bài

  • Phích nước là một trong những đồ dùng quen thuộc 
  • Có nhu cầu giữ nước nóng phục vụ trong đời sống của con người
  • Là vật dụng quan trọng và hữu ích mà gia đình nào cũng cần

Thân bài

1. Nguồn gốc ra đời cái phích nước 

  • Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học Sir James Dewar vào năm 1892
  • Cái phích nước đầu tiên được ra đời do nhà vật lý học đó vào năm 1904
  • Phích nước có công dụng giữ nóng giữ lạnh
  • Ngày nay, phích nước có nhiều loại và mẫu mã đa dạng

2. Cấu tạo của cái phích nước 

  • Phích nước gồm có hai phần: ruột và vỏ
  • Phần vỏ hình trụ, có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại 
  • Vỏ phích nước thường có hoa văn, nhiều màu sắc dùng để trang trí 
  • Phần ruột phích nước thường làm bằng thuỷ tinh tráng bạc sẽ giữ nhiệt độ cho nước 
  • Giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài
  • Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt 
  • Quai phích cho chất liệu cùng với vỏ phích 
  • Tay cầm được gắn vào cổ phích được làm bằng nhựa 
  • Nút phích bằng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích  

3. Cách dùng và bảo quản cái phích nước 

3.1. Cách dùng cái phích nước 
  • Cách sử dụng phích nước rất là đơn giản
  • Khi ta mới mua cái phích nước cần phải rửa sạch bên trong trước khi sử dụng
  • Khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi ở nhiệt độ cao
  • Khi rót xong phải đậy nút phích cẩn thận
  • Sau khi dùng hết nước nóng hãy tráng qua bằng nước sạch một lần
3.2. Cách bảo quản cái phích nước 
  • Ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích 
  • Tránh va đập mạnh có thể khiến phích bị vỡ hoặc ruột bắn ra ngoài gây nguy hiểm
  • Đặt phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay trẻ em
  • Phích không sử dụng đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng

Kết bài 

  • Là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày đối với mỗi gia đình
  • Phích nước đã tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam
  • Hãy biết cách sử dụng và bảo quản phích nước để sử dụng được lâu dài

Bài viết số 1: Dàn ý thuyết minh về cái phích nước lớp 8

Mở bài

Phích nước là đồ dùng hết sức quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam, từ lâu nó trở thành người bạn gắn nó gần gũi thân thiết.

Thân bài

Các kích cỡ và nhãn hiệu của phích nước:

  • Phích nước rất đa dạng về kích thước, to nhỏ khác nhau, loại nhỏ chứa độ khoảng nửa lít, loại lớn ba bốn lít nước nhưng phổ biến nhất là loại từ lít rưỡi đến hai lít.
  • Hiện nay phích nước có rất nhiều cơ sở sản xuất, nhưng có uy tín trên thị trường là loại phích nước Rạng Đông.
  • Phích nước nhập từ Trung Quốc về thường có giá rất rẻ nhưng chất lượng không đồng đều, có những cái sử dụng tốt và có những cái lại rất dở. Phích nước Rạng Đông

Cấu tạo của phích nước:

Phích nước gồm có hai phần ruột phích và vỏ phích.

  • Vỏ phích, quai xách, thân và đáy thường được làm bằng nhôm dát mỏng, hoặc bằng tre đan, gần nay được làm bằng nhựa nó vừa tránh được rỉ sét vừa lại bảo vệ rất tốt cho ruột phích.
  • Vỏ phích được làm bằng nhiều màu khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng và thêm cả những hình vẽ trang trí. Nút phích do đặc tính tiếp xúc với nước được làm bằng một loại gỗ xốp nhẹ và bao bọc bởi lớp vải mỏng.
  • Ruột phích là phần quan trọng nhất gồm có hai lớp thủy tinh ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài.
  • Phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.

Công dụng của phích nước:

  • Phích nước có tác dụng giữ nhiệt cho nước luôn nóng để sử dụng trong ngày. Một phích nước tốt thì có thể giữ được nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ.
  • Người ta dùng nước trong phích để pha trà, pha sữa, rửa ấm… hoặc mang đi xa ở những nơi không có điều kiện đun nấu.

Bảo quản và sự dụng:

  • Muốn phích nước giữ nóng được lâu khi đổ nước sôi vào.
  • Ta rưới tráng phích bằng nước nóng trước, đậy nút chặt, nước không nên đổ quá tràn ra ngoài, nhưng không nên quá ít dễ làm mất nhiệt.
  • Phích nước phải để xa tầm tay trẻ con để khỏi vỡ và không nguy hiểm.

Kết bài:

  • Phích nước luôn là một người bạn quen thuộc trong cuộc sống con người.

Bài viết số 2: Bài văn thuyết minh về cái phích nước ngắn gọn

Dù giàu, dù nghèo thì mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nước là đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hằng ngày.

Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí.

Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy, thường được làm bằng nhôm, nhựa hoặc sắt tráng men, in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Nút phích bằng loại gỗ xốp nhẹ (li-e), bọc vải thun mỏng màu trắng hoặc được làm bằng chất dẻo; quai xách bằng nhôm hoặc nhựa.

Bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau một khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.

Hôm đi siêu thị Miền Đông để mua chiếc phích biếu ông nội, ba dẫn em đi theo. Trên kệ, hàng trăm chiếc phích được trưng bày trông rất đẹp mắt.

Ba hướng dẫn em cách chọn. Mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải kín. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt. Áp miệng phích vào tai, nghe tiếng kêu o o đều đều. Ba em cẩn thận tháo đáy phích ra để xem núm thủy ngân còn nguyên vẹn hay không.

Ba hướng dẫn em cách sử dụng phích lần đầu. Phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rổi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.

Mỗi sáng, mẹ em đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. Vì biết cách sử dụng và giữ gìn cẩn thận nên chiếc phích nhà em sau mấy năm vẫn tốt.

Ba em đóng chiếc thùng gỗ nhỏ, cao khoảng vài tấc để đựng phích. Ba còn dặn mọi người cẩn thận đặt phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh nguy hiểm.

Bài viết số 3: Thuyết minh về cái bình thủy

Cuộc sống là bao gồm tất cả những gì nhỏ bé nhất bao quanh cuộc đời con người. Mỗi một hòn đá, mỗi một nhành cây ngọn cỏ,…đều mang một linh hồn. Linh hồn của sự sống.

Ngay cả những vật dụng luôn gắn bó trong mỗi gia đình của con người, tất cả đều có linh hồn. Để biết rằng chúng tồn tại trên cõi đời này để thực hiện sứ mệnh gì. Và một chiếc phích nước-tuy đơn giản và nhỏ bé nhưng linh hồn của nó mách bảo nó sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người bằng việc giữ nước nóng hoặc nước lạnh. Một vật dụng vô cùng hữu ích.

Napoleon Hill đã từng nói “Nếu bạn không thể làm được những điều vĩ đại, hãy làm những việc nhỏ theo cách lớn lao”. Con người sinh ra là để làm những việc nhỏ trước rồi mới đến làm những việc vĩ đại, lớn lao. Đã có ai mới sinh ra đã biết đi hay vỗ tay kêu “ba ba, ma ma” hay chưa?

Chắc chắn là chưa. Và đồ dùng cũng như vậy. Khi được sinh ra, chúng chỉ là những công cụ nhỏ góp mặt vào các việc làm riêng của ai đó nhằm mục đích nghiên cứu hay khám phá một cái gì đó.

Tuy nhiên, từ sứ mệnh được sáng chế ra để phục vụ một công trình nào đó, ngày nay chúng còn là một vật dụng vô cùng cần thiết và hữu ích dành cho cuộc sống của con người. Trong số đó chính là cái phích nước.

Từ khi được sử dụng rộng rãi trong đời sống, con người đã quên đi nguồn gốc của chiếc phích nước này đến việc nó được chế tạo nhằm mục đích gì. Theo các nguồn sách ghi lại, chiếc phích nước ra đời từ năm 1892 bởi ông Sir James Dewar, là một nhà vật lý kiêm nhà hóa học, người Scotland.

Nguyên nhân ban đầu ông bắt tay vào việc sáng chế chiếc phích nước là do thùng nhiệt lượng kế của Newton quá cồng kềnh, có nhiều bộ phận nên việc bảo quản và làm vệ sinh máy vô cùng khó khăn. Để thực nghiệm chính xác thì yêu cầu của nhiệt lượng kế là nhiệt độ bên trong và bên ngoài môi trường phải cách ly tối đa.

Từ đó, ông đã bắt tay vào việc sáng chế nên chiếc phích nước dựa theo chiếc máy của newton nhưng nó nhỏ gọn và tiện ích hơn. Cũng vì lẽ đó nên ban đầu, chiếc phích nước được hình thành nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu khí hóa lỏng của Dewar.

Mãi đến năm 1904, hai người thợ thổi thủy tinh người Đức đã thành lập công ty với tên Thermos GmbH nhằm mục đích mở rộng quy mô cũng như công dụng của chiếc phích nước với con người và từ đó chiếc phích nước luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người mà mỗi gia đình nào cũng đều sử dụng.

Một chiếc phích nước thông thường sẽ bao gồm 2 thành phần: cấu tạo bên ngoài ( vỏ phích, nắp phích, nút phích, quai cầm ) và cấu tạo bên trong. Vỏ của phích nước thường có dạng hình trụ, được làm bằng chất liệu nhựa hoặc kim loại để đảm bảo độ bền cho phích, tránh va đập mạnh.

Phía trên cùng của vỏ phích là nắp phích. Nắp phích gồm hai lớp trong và ngoài. Lớp trong được xem là bộ phận khá quan trọng để ngăn cản sự truyền nhiệt từ bên trong ruột phích ra môi trường bên ngoài. Nắp phích thường được làm bằng nắp nhựa. Nói tóm lại, nhiệm vụ quan trọng nhất của nắp phích là ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu và giữ nhiệt cho nước ở bên trong ruột phích.

Quai cầm dùng cho con người có thể di chuyển phích nước dễ dàng hơn. Tùy theo nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng mà ngày nay, vỏ phích được trang trí bằng nhiều họa tiết, hoa văn sặc sỡ, góp phần tô thêm vẻ đẹp cho chiếc phích nước. Trên mỗi vỏ phích còn đánh dấu lô gô của nhà sản xuất.

Ruột phích có thể được xem là bộ phận quan trọng của chiếc phích nước. Theo cấu tạo thông thường của một chiếc phích nước được làm theo kiểu một bình hai vỏ. Được nối với nhau ở miệng phích và được làm bằng chất liệu thủy tinh tráng bạc, ở giữa là chân không, nhằm mục đích ngăn cản sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài và hất nhiệt trở vào bên trong.

Do đó, một chiếc phích nước tốt hay không là nhờ vào phần ruột của phích. Ở đáy ruột phích có một cái chuôi dùng để hút chân không, cũng nhằm mục đích ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài, giữ cho nước được nóng lâu trong ngày.

Để có một chiếc phích nước tốt, trước khi mua, người mua nên gỡ nắp phích ra, để ở chỗ sáng và nhìn vào bên trong ruột phích ( từ nắp xuống đáy ) thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ, áp tai vào miệng phích nghe thấy tiếng o o và phần ngấn thủy ngân ở dưới đáy phích còn nguyên vẹn thì chứng tỏ phích nước đó tốt, có thể giữ được nhiệt lâu trong ngày.

Ngoài ra, người mua có thể lựa chọn một chiếc phích với các kiểu hoa văn được trang trí trên vỏ như hình ảnh uyển chuyển nhẹ nhàng của những bông hoa đầy màu sắc, những họa tiết uốn lượn dịu dàng đến những hình ảnh dễ thương trong các bộ phim hoạt hình,…cho riêng mình.

Trên thị trường thương mại ngày nay, một chiếc phích nước thường có giá trung bình giao động từ 100-250 nghìn đồng, tùy theo mẫu mã, kiểu dáng ( có loại to, nhỏ, dài, ngắn). Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng phích nước là người dùng không nên đổ nước sôi vào trước ( đối với những chiếc phích nước mới mua ).

Khi sử dụng một chiếc phích mới, bạn nên đổ nước ấm với nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C để làm ấm phích, sau 30 phút là có thể đổ nước sôi vào, vì bên trong ruột phích còn lạnh nên đột nhiên nước nóng đến 100 độ C sẽ khiến cho phích nước bị vỡ.

Trong đời sống hằng ngày, chiếc phích nước trở nên vô cùng phổ biến và được sử dụng rộng rãi như vậy là do những tiện ích mà nó mang lại. Một chiếc phích nước sẽ giúp bạn có được tách cà phê nóng vào mỗi mùa đông giá rét.

Một chiếc phích nước có thể mang đến cho bạn một tô mỳ ăn liền vô cùng thơm ngon, làm thành một bình sữa ấm dành cho những em bé còn trên nôi, trở thành vị cứu tinh cho đôi chân giá lạnh như đông băng của bạn trở nên ấm áp hơn ( đặc biệt đối với những người sống ở vùng lạnh ).

Phích nước tuy công dụng không nhiều nhưng lại mang đến sự ấm áp cho con người. Có thể nói, chiếc phích nước như là một khúc gỗ góp phần làm nóng lên ngọn lửa ấm áp trong gia đình, trong xóm giềng. Dù là nhỏ bé nhưng lại rất hữu ích. Vì vậy, chiếc phích nước mãi là người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình ở Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung.

Bài viết số 4: Luyện nói về cái phích nước

Trong xã hội ngày nay, đất nước ngày càng phát triển thì khoa học kỹ thuật lại càng thông minh vượt trội đã mang đến những thiết minh vĩ đại và vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người hôm nay như tủ lạnh, máy giặt, bàn là,…đến cả những công cụ hỗ trợ cho việc học tập như máy tính, tivi,…

Trong số tất cả những thiết minh đó, con người không thể nào bỏ qua một cái phích nước – thứ luôn đồng hành cùng con người với dòng chảy của thời gian cũng như trải qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Chiếc phích nước là một đồ dùng trong nhà mà bất kỳ gia đình nào cũng đều phải sở hữu cho riêng mình một cái. Tuy chỉ là một vật nhỏ bé nhưng lại mang đến cho con người cái hơi ấm áp vào những buổi mùa đông giá lạnh, hay nói chính xác hơn về công dụng giữ nước nóng hoặc lạnh của nó.

Có lẽ bởi vì công dụng tuyệt vời này nên phích nước đã nhận lấy được sự yêu mến của con người. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu rõ hơn về chiếc phích nước cũng như công dụng tuyệt vời mà nó mang đến cho con người chúng ta.

Nói về nguồn gốc hình thành và xuất xứ của nó thì có lẽ ta nên bắt đầu từ thùng nhiệt lượng kế của Newton được dùng trong việc hỗ trợ nghiên cứu của con người vào những năm 1892.

Tuy nhiên, thùng nhiệt lượng kế này lại có một nhược điểm làm cho việc nghiên cứu trở nên khá khó khăn vì chiếc máy của Newton quá cồng kềnh, có nhiều bộ phận cần phải bảo quản và việc vệ sinh chiếc máy vô cùng khó khăn nên từ đó, cái phích nước ra đời dựa trên thùng nhiệt lượng kế.

Để đảm bảo giúp cho việc nghiên cứu trở nên thuận lợi và dễ dàng, chiếc phích nước được cấu tạo tuy nhỏ hơn thùng nhiệt lượng kế nhưng phải bảo đảm cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Sir James Dewar – một nhà hóa học kiêm nhà vật lý học là người Scotland – là người đã sáng chế nên chiếc phích nước mà chúng ta sử dụng như ngày hôm nay.

Ban đầu, mục đích ra đời của cái phích nước là phục vụ trong phòng thí nghiệm, hỗ trợ công việc nghiên cứu khí hóa lỏng của Dewar nhưng đến năm 1904 có hai người thợ khắc thủy tinh đã nhìn thấy được công dụng của chiếc phích nước nên thành lập một công ty, cho ban hành việc sử dụng phích nước vào đời sống và đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng giới thương mại từ đó đến ngày nay.

Một chiếc phích nước trải qua bao nhiêu năm vẫn không thay đổi giá trị ban đầu của nó. Cấu tạo của phích nước gồm có hai thành phần chính là vỏ phích và ruột phích.

Ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất của cái phích nước. Nếu ruột phích bị hỏng thì coi như chiếc phích nước đó đã mất đi giá trị ban đầu của nó.

Thực chất, ruột phích được cấu tạo như một bình chứa đựng tới hai vỏ, được nối với nhau ở miệng phích. Ruột phích được làm bằng lớp thủy tinh có tráng bạc, nhằm bức xạ các tia nhiệt trở lại vào bên trong. Ở giữa hai lớp thủy tinh được biết đến là chân không nhằm ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài môi trường.

Ở dưới đáy ruột phích còn có một cái chuôi hút chân không. Chức năng của cái chuôi này cũng giống như chân không, nhằm ngăn cản sự truyền nhiệt từ nước bên trong ra môi trường bên ngoài. Bộ phận thứ hai của cái phích nước là vỏ phích. Vỏ phích có thể được xem như tấm áo làm nổi bật vẻ đẹp của phích nước.

Vỏ phích thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có dạng hình trụ dài. Vỏ phích có nhiều màu sắc như cam, tím, đỏ, hồng,…Trên thân vỏ được trang trí nhiều chi tiết như hình ảnh của bông hoa, hình ảnh của một chú cá vàng, hình ảnh cô thiếu nữ bên hoa huệ đến cả những họa tiết trang trí như rồng, chim vô cùng bắt mắt, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ngoài cấu tạo vỏ và ruột, phích nước còn có các bộ phận phụ đi kèm nhưng không thể thiếu như nắp phích và tay cầm. Nắp phích được cấu với hai lớp là lớp trong và lớp ngoài. Lớp trong của nắp phích là quan trong nhất, nhằm bảo vệ lượng nhiệt của nước bên trong, ngăn cản sự truyền nhiệt ra bên ngoài.

Lớp ngoài của nắp phích có hình dáng như một cái chén nhỏ ( thường được làm bằng nhựa ) có chức năng hỗ trợ lớp trong của nắp. Phích nước có đến hai cái quai cầm. Một cái gắn cố định trên một phần ba thân phích ( tính từ trên xuống ). Một cái gắn hai bên ở phần trên cùng của thân phích. Chức năng của quai cầm giúp con người có thể di chuyển phích nước một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

Đối với phích nước, trước khi quyết định mua, bạn nên kiểm tra phích. Đặt phích nước ra ngoài chỗ có ánh sáng, nhìn từ miệng xuống đáy phích, nếu nhìn thấy chỗ van hút khí có điểm màu sẫm càng nhỏ thì đó là phích tốt.

Để tai lại gần miệng phích nghe thấy tiếng o o o và núm thủy ngân dưới đáy phích vẫn còn nguyên vẹn thì khi đó bạn mới nên quyết định mua nó.

Một điều lưu ý sau khi mua về là bạn không nên đổ nước nóng trực tiếp vào phích vì phích nước khi đó còn lạnh ở phần ruột, nếu đổ nước nóng ngay lập tức thì sẽ dẫn đến tình trạng vỡ phích. Nếu đổ, bạn chỉ nên đổ nước có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C. Nếu bạn muốn giữ nước nóng hoặc lạnh được lâu hơn thì nước trong phích chỉ được đổ gần hai phần ba lòng phích.

Trung bình một phích nước có thể giữ được nhiệt độ nước từ 100 độ xuống còn 60 độ C trong một ngày. Một cái phích nước sẽ có giá giao động từ một đến ba trăm tùy theo mẫu mã, kiểu dáng vì dựa theo nhu cần mua sắm của con người mà ngày nay đã nhiều nhà sản xuất cho ra đời những chiếc phích nước với nhiều hình dáng như phích nước hình bầu và nhiều kiểu loại khác nhau như phích nước điện,…

Do đó, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu riêng cho mình một chiếc phích nước.

Công dụng hay còn gọi là chức năng của phích nước tuy chỉ là giữ nhiệt cho nước nhưng lại mang đến cho con người một sự ấm áp lớn lao. Hãy tưởng tượng vào một ngày mưa rơi xối xả, ngồi ngâm nghi tách cà phê nóng bên cửa sổ ngắm nhìn mưa rơi, đó chẳng phải rất tuyệt sau.

Những hôm thức dậy muộn, hối hả cho công việc hay học tập, chỉ cần dùng một chiếc phích nước thì bạn đã có bên mình một tô mỳ gói bay ngút nghi mùi thơm mà chẳng cần bày bừa nhiều vật dụng khác. Đối với những nước lạnh như Hàn Quốc hay Trung Quốc, phích nước sẽ trở thành người giúp họ vượt qua được cơn lạnh lẽo đó bằng một tách cà phê.

Ngoài ra, phích nước còn là người bạn khá quan trọng trong việc dọn lên một bình trà nóng hổi để mời khách, là nơi giữ nước giúp đôi chân trở trên ấm áp hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc, là người vú nuôi làm nên một bình sữa nóng hổi cho em bé, là một đồ dùng không thể thiếu trong gian bếp của mọi nhà để thổi lên ngọn lửa ấm áp của tình cảm gia đình.

Phích nước là như thế đấy. Tuy đơn giản nhưng nếu một ngày, con người chúng ta không còn phích nước giúp đỡ nữa thì cuộc sống chẳng phải sẽ trở nên bộn bề, bận rộn hơn sao?

Trên đây là một số bài viết thuyết minh về cái phích nước của các bạn học sinh. Qua các bài viết trên đã cung cấp cho bạn đủ kiến thức về vật dụng này cũng như dàn ý thuyết minh về nó. Mong rằng những đề tài văn thuyết minh khác cũng được chúng mình giải đáp một cách cặn kẽ nhất.