Soạn bài Lão Hạc Update 09/2024

Soạn bài Lão Hạc

Về tác giả

Nhà văn Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).

– Khi còn nhỏ, Nam Cao ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu… Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo.

Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm chủ tịch xã.

Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc và là thư kí toà soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hoá Nam Hà.

Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc.

Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.

– Tác phẩm đã xuất bản: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); ở rừng (nhật kí, 1948); Chuyện biên giới (bút kí, 1951); Đôi mắt (truyện ngắn, 1948); Sống mòn(2) (truyện dài, 1956, 1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1941); Truyện ngắn Nam Cao (truyện ngắn, 1960); Một đám cưới (3) (truyện ngắn, 1963); Tác phẩm Nam Cao (tuyển, 1964); Nam Cao tác phẩm (tập I: 1976, tập II: 1977); Tuyển tập Nam Cao (tập I: 1987, tập II: 1993); Những cánh hoa tàn (truyện ngắn, 1988); Nam Cao – truyện ngắn tuyển chọn (1995); Nam Cao – truyện ngắn chọn lọc (1996).

Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 1951) và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân (Địa dư các nước châu Âu (1948); Địa dư các nước châu á, châu Phi (1949); Địa dư Việt Nam (1951).

– Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đợt I – năm 1996).

Về tác phẩm

Tóm tắt:
Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng – kỉ vật của con trai lão để lại.

Hoàn cảnh khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó.

Soạn các câu hỏi

Câu 1 : Diễn biến tâm lý của lão Hạc :
– Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán “cậu Vàng” với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lõa coi việc này rất hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỷ vật của anh con trai mà lão rất yêu thương.

– Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì nỡ đánh lừa mọt con chó. Cả đời này, ông già nhân hậu đã nỡ lừa ai.

Câu 2 :
– Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.

– Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người ham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí còn có thể sống lâu là đằng khác vì ông vẫn còn 30 đồng bạc và cả một mảnh vườn.

Nhưng ông để 30 đồng bạc lại cho ông giáo để đề phòng sau này khi ông chết đi thì không phiền đến làng xóm, còn mảnh vườn thì ông nhất quyết để lại cho con trai.

Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, lòng tự trọng mà đáng kính.

Câu 3 : Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc : thương lão vì lão thương con, không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Cho đến chết lão Hạc vẫn thể hiện là một con người chân chất, lương thiện, trung thực, giàu lòng tự trọng đáng quý.

Câu 4 :
– Trong truyện ngắn này, chỉ tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng thường là lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng.

Nó có ý nghĩa “đánh lừa ” – chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. “Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn”.

Nghĩa là nó đã ẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hóa.

– Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến cho ông giáo suy nghĩ về cuộc đời. Cuộc dời chưa hẳn đã đáng buồn bởi ngay cả ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc.

Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa : con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đánh kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.

Câu 5 : Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ông giáo). Vì thế :

– Làm câu chuyện gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật.

– Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt.

– Giúp truyện có nhiều giọng điệu : vừa tự sự vừa trữ tình, có khi hòa lẫn triết lý sâu sắc có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.

Câu 6 :
– Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.

– Nam Cao đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo.

– Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người : ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.

Câu 7 : Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ là vô cùng khổ cực, nghèo nàn, khốn khố nhưng phẩm chất của họ thì lại lương thiên, chân chất, có lòng tự trọng cao và biết nghĩ đến người khác. Cuộc đời thật trớ trêu thay!