Cách gói bánh chưng tết Update 04/2024

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam trong dịp Tết. Để có thể làm được một chiếc bánh chưng đẹp và chất lượng thì đòi hỏi bạn phải biết cách gói bánh chưng Tết. Vậy cách gói bánh chưng Tết như thế nào hợp lý, như thế nào đẹp nhất? Mời các bạn cùng tham khảo tại bài viết dưới đây.

Gói bánh chưng ngày Tết

Để có thể tạo ra được một chếc bánh chưng với đầy đủ những yếu tố như: đẹp mắt, có độ thẩm mỹ cao và độ thơm ngon đặc trưng của bánh chưng là một quá trình đòi hỏi người làm bánh phải có kinh nghiệm cũng như có những quy tắc gói bánh chưng riêng, và tất nhiên mỗi nơi, mỗi người sẽ có cách làm bánh chưng khác nhau.

Và với Blog Getbootstrap thì bí quyết để tạo ra được một chiếc bánh chưng thơm ngon thì yếu tố đầu tiên là bạn phải chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng tốt nhất.

Nguyên liệu gói bánh chưng

Gạo nếp

Loại gạo dùng để gói bánh chưng thì nên được sử dụng loại gạo nếp, chọn loại gạo ngon và tốt nhất nên là gạo nếp mùa hay loại nếp cái hoa vàng bởi nó có những hạt bóng mẩy đồng nhau.

Gạo nếp gói bánh chưng
nên chọn loại gạo nếp mùa hoặc nếp cái hoa vàng

Ngoài ra thì gạo nếp phải được ngâm lâu và trung bình sẽ từ 10 đến 12 tiếng với dòng nước lạnh để cho gạo được nở ra, sau đó để ráo rồi trộn dều với muối trắng để cho thêm vị đậm đà (nhớ cho ít muối thôi nha).

Bạn cũng có thể cho thêm một ít đậu xanh vào để gạo nếp có được mùi hương của đậu xanh cũng như vị béo ngậy của thịt có thể hoà quyện cùng với vị bùi dẻo của nếp ngon.

  • Xem thêm: Mâm cúng tất niên cần những gì!

Đậu xanh

Nên chọn loại đậu xanh chưa tách vỏ sau đó ngâm rồi đãi sạch vỏ đậu ra. Đối với các loại bánh chưng thơm ngon thì người thợ sẽ chọn những loại đậu xanh chưa tách vỏ, tuy thời gian sẽ mất thêm một chút nhưng sẽ làm cho bánh chưng được ngon và đẹp mắt hơn rất nhiều, ngoài ra thì đậu xanh có màu vàng – đây là màu biểu tượng cho sự tài lộc.

Đậu xanh gói bánh chưng
Sử dụng đậu xanh chưa tách vỏ

Thịt heo

Khi gói bánh chưng thì bạn nên lựa các loại thịt heo có kèm cả mỡ và nạc (tốt nhất nên chọn loại thịt ba chỉ hay thịt vài, thịt mông). Và khi luộc bánh thì phần mỡ sẽ bị tan chảy và hoà quyện cùng với gạo nếp để tạo ra độ béo ngậy cho bánh.

thịt mỡ gói bánh chưng
Sử dụng thịt heo vừa có mỡ vừa có nạc để bánh được ngon hơn

Phần mỡ thịt sẽ làm cho bánh được thơm ngon hơn, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh và niềm hạnh phúc.
Bạn nên thái miếng thịt sao cho to đều, sau đó ướp gia vị với hương thơm đặc trưng, khi đó lúc bánh chưng chín sẽ mang theo mùi thơm cay nhẹ và đặc trưng riêng của bánh chưng.

Lá dong

Sử dụng lá dong không cần quá to hoặc quá nhỏ, lá dong cũng không nên quá non và cũng nên quá già mà bạn phải lựa chọn những loại lá dong với chiếc lá bóng, màu xanh đạm với phần cuống nhỏ. Sau khi đã lựa chọn xong lá dong thì bạn đem di rửa sạch, sau đó phơi cho ráo nước rồi lau nhẹ từng chiếc lá trước khi tiến hành gói.

Lạt

Bạn có thể sử dụng lạt để buộc bánh chưng lại, nên chọn những đốt gian với các đoạn có kích thước từ 70 đến 90cm, sau đó cạo sạch phần vỏ rồi chẻ chúng thành từng miếng đều nhau.

Loại lạt này nên được ngâm trong nước để chúng có độ mềm, sau đó chẻ thành lạt rồi phơi khô để khi gói được chắc tay và dễ dàng buộc hơn.

Lưu ý: Để có thể tạo ra được một chiếc bánh chưng thì ngoài nguyên liệu ở trên thì công đoạn chọn tỉ lệ gạo cũng vô cùng quan trọng. Bạn chỉ cần gói bánh chưng với tỉ lệ 8:2 với 8 phần gạo thì 2 phần đậu, khi đó bánh sẽ được ngon hơn rất nhiều, ăn không bị ngán.

Cách gói bánh chưng Tết bằng tay đẹp mắt

Bước 1:

Bạn chỉ cần xếp 4 lá vông góc, 2 chiếc lá được úp mặt phải xuống và 2 lá ngửa mặt lên trên. Hai lá mặt phải ở dưới sẽ nằm ở ngoài mặt bánh để cho chiếc bánh có màu lá đẹp, tất nhiên 2 chiếc bán còn lại ở bên trong sẽ làm cho bánh không bị dính khi bóc.

Xếp lá dong
Xếp lá dong

Bước 2:

Bạn cho khoảng 1 chén gạo rồi gạt ngang miệng vào lá dong, nên rải đều mặt gạo ở trên phần lá đã tạo khuôn, và nhớ chèn gạo ở các góc sao cho hình vuông mặt bánh được đẹp mắt nhất.

Rải gạo lên lá dong
Rải gạo lên lá dong

Bước 3:

Bạn lấy nhân đậu xanh đã được chuẩn bị trước cho vào và nhấn nhẹ xuống để phần đậu xanh được rải đều ở trong bánh. Tiếp đến thì đặt thị vào phần giữa của đậu xanh, úp phần đậu xuống như phần đậu trước để tạo thành phần nhân đều ở trên mặt bánh chưng.

Cho nhân thịt và đậu xanh vào
Cho nhân thịt và đậu xanh vào

Bước 4:

Sau đó bạn cho thêm một lớp gạo ở phía trên mặt của bánh, sau đó trải đều gạo vuông ván bằng tay sao cho phần gạo được che kín hết phần thân thì chiếc bánh sau khi được bóc ra mới đẹp và hoàn hảo nhất.

Dùng tay để gấp lá dong sao cho lá không bị rách
Dùng tay để gấp lá dong sao cho lá không bị rách

Bước 5:

Bạn dùng tay gấp phần lá dong ở phải vào bên trái, nhưng trước khi bạn thực hiện thì bạn cần phải chắc chắn để chiếc bánh được chắc và rền gạo khi luộc chín. Về phần lá dong còn thừa thì bạn gấp phần mép vào bên trong để giấy kín đi cho bánh được đẹp mắt nhất.

Dùng tay để gấp lá dong thừa lại
Dùng tay để gấp lá dong thừa lại

Bước 6:

Bạn lấy 4 cọng lạt đặt chúng song song với nhau để cố định bánh, sau đó buộc hai cọng lạt song song ở phần còn lại với nhau. Bạn nên ấn 4 phía của bánh sau cho bánh được chặt tay, và khi bạn lắc bánh chưng không nghe thấy tiếng gạo ở bên trong là ok.

Dùng lạt cố định bánh chưng
Dùng lạt cố định bánh chưng

Hướng dẫn luộc bánh chưng sao cho không bị nát

Sau khi bạn đã gói thành công bánh chưng theo ý muốn của mình thì đến công đoạn tiếp theo là luộc bánh chưng.

Ở bước này thì đối với nhiều người không biết canh thời gian hoặc chưa có kinh nghiệm thì rất có thể bánh sẽ không chín đều hoặc quá chín dẫn đến bị nát bánh.

Hướng dẫn luộc bánh chưng sao cho không bị nát
Hướng dẫn luộc bánh chưng sao cho không bị nát

Dưới đây là quy trình luộc bánh chưng thơm ngon và chín đều nhất:

Bước 1: Bạn lót ở dưới đáy nồi 1 lớp cuống lá rồi xếp những chiếc bánh chưng vào nồi, bạn không nên xếp chúng quá chặt và nên xếp loại bánh to ở dưới, bánh nhỏ ở trên. Sau đó thì bạn đổ nước ngập bánh chưng rồi cho lên bếp đun đậy kín nắp.

Bước 2: Tuỳ thuộc vào kích thước lớn nhỏ của bánh chưng mà thời gian luộc sẽ khác nhau, trung bình sẽ từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ. Trong quá trình luộc thì bạn nên kiểm tra định kỳ xem nước có bị cạn xuống dưới mặt bánh không, nếu có thì cần phải có nước để bổ sung vào cho nước ngập bánh, nếu như lửa không đều hoặc cháy quá to, quá nỏ thì bạn cần chỉnh lại sao cho lửa cháy đều nhé.

Bước 3: Sau khi bánh đã được chín đều thì từ 10 đến 15 phút cuối bạn có thể tắt bếp để nước tự sôi và nguội bớt để quá trình vớt bánh dễ hơn.

Hi vọng với những thông tin ở trên về cách làm bánh chưng tết ngon nhất. Dựa theo kinh nghiệm hơn “20 nồi bánh chưng” đã tự gói cho gia đình thì sẽ giúp bạn có được những mẻ bánh chưng ngon và đẹp mắt nhất nhé. Chúc các bạn thành công.