Cách cúng nhà mới Update 05/2024

Cúng nhà mới không chỉ là một tín ngưỡng tâm linh, đây là một cách để thân chủ gửi gắm tâm huyết vào mái nhà mới. Bài viết hướng dẫn đầy đủ cách cúng củng như tạo nên sự hòa thuận, ấm cúng cho ngôi nhà mới bạn.

Với một đất nước giàu truyền thống văn hóa tâm linh như Việt Nam thì các lễ cúng theo tục lệ luôn được mọi người coi trọng. Một trong số đó là cúng khi dọn về nhà mới, dù đó là nhà mới thuê, nhà mới mua hay mới xây. Vậy, cách cúng nhà mới có khó không, việc cúng nhà mới diễn ra trình tự thế nào, cách khấn vái khi cúng dọn vào nhà mới xây ra sao. Mâm vật phẩm cúng nhà mới gồm những món gì… Mời Qúy bạn đọc cùng theo dõi.

Lễ cúng nhà mới là gì, Vì sao phải cúng nhà mới

Lễ cúng nhà mới còn có tên gọi khác là lễ nhập trạch, phong tục này áp dụng trong mọi trường hợp gia đình bạn chuyển đến chỗ ở mới, đó có thể là căn nhà mới thuê, nhà mới mua hay ngôi nhà mới xây. Từ lâu, đây được coi là nghi thức không thể thiếu trong tâm linh người Việt khi bạn muốn thay đổi vùng đất sinh sống, nơi làm ăn cư ngụ.

Ý nghĩa đặc biệt nhất mang yếu tố tâm linh của buổi lễ cúng nhà mới là để bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đối với các bậc bề trên, tổ tiên ông bà đã phù hộ, chính thức thông báo về nơi định cư mới của mình và đón rước họ cùng về nhà mới.

CÁCH CÚNG NHÀ MỚI TƯƠM TẤT

Song song đó, chúng ta tổ chức buổi cúng nhà mới là cách tốt nhất để mời những vong linh còn trú ngụ tại vùng đất mới này về hưởng thọ thực và tiễn đưa họ đi, xua đi khí âm còn lẩn khuất. Cầu mong từ nay cuộc sống gia đình êm ấm, gia đạo bình an, may nhiều ít rủi, làm ăn thuận lợi, phát đạt.

Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều đời, nên chúng ta cũng không nên xem thường. Không tìm hiểu kỹ mà cúng nhà mới sơ sài qua loa cho có, tránh những sự việc phiền toái về sau.

Chọn ngày giờ tốt về nhà mới

Thế nào là ngày tốt, giờ tốt để cúng nhà mới (cúng nhập trạch)?

Quan niệm phong thủy cho rằng, ngày tốt mà bạn nên chọn cúng nhà mới phải thỏa mãn những yếu tố sau:

  • Ngày hoàng đạo
  • Ngày tương hợp với bản mệnh gia chủ
  • Ngày đem lại may mắn dựa theo can chi, tức tuổi chủ người chủ sở hữu.

Như vậy, tùy vào gia chủ có bản mệnh, can chi như thế nào mà ta linh hoạt lựa chọn ngày hoàng đạo. Bạn có thể giở lịch âm dương mà tra cứu, nhớ tránh các ngày xấu, chẳng hạn như: ngày phạm tam nương, ngày phạm Thọ tử, ngày Dương công kỵ nhật.

Tóm lại, ngày giờ tốt phải là ngày hoàng đạo và hợp bản mệnh gia chủ.

Mâm lễ vật cúng nhà mới

Trong mâm lễ vật cúng nhà mới, lúc nào cũng phải có hoa quả và thức ăn. Gia chủ có thể chia thành 3 mâm nhỏ hoặc để cùng 1 mâm lớn đều được. Tùy vào điều kiện tài chính mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn mâm lễ cho phù hợp.

Nếu là thức ăn chay, chúng ta có thể chuẩn bị các món như: xôi đậu xanh, canh rau nấm chay, củ đậu xào, đậu hũ chế biến thành nhiều món.

Mâm lễ vật cúng nhà mới gồm có như sau:

  • Đĩa ngũ quả (5 loại trái cây) mùa nào thức nấy, miễn sao tươi ngon là được.
  • Lọ hoa tươi có thể chọn: hoa hồng, hoa cúc vàng, hoa cát tường hoặc hoa ly (nhớ đếm cành lẻ).
  • Đèn cầy (cũng có thể dùng đèn dầu).
  • Nhang thơm.
  • Rượu.
  • Trầu cau (lá to đẹp, trái tròn, không rách, không trầy xước)
  • Xôi đậu xanh, xôi gấc…
  • Đĩa bánh kẹo.
  • Đĩa thịt heo quay để nguyên.
  • Chum gạo tẻ, muối hột.
  • Bộ vàng mã.
  • Bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt heo luộc, 1 con tôm luộc hoặc cua luộc (tất cả trông phải đẹp mắt, tôm cua còn nguyên vẹn).
  • Gà trống luộc.

Nếu gia chủ muốn cúng gọn ghẽ, giản đơn thì mâm cúng trên coi như là đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, chúng ta còn chung sống với ông bà xưa thì sẽ được hướng dẫn chia thành 3 mâm cúng nhà mới, gồm:

  • Mâm cúng gia tiên: trái cây, hương hoa trầu cau, nhang đèn, xôi chè, trà, rượu, gạo muối, tiền vàng mã…
  • Mâm cúng thần tài: hoa vạn thọ hoặc hoa cúc, trái cây, thịt quay, trà rượu, giấy tiền vàng mã…
  • Mâm cúng Táo quân: nhang đèn, trái cây, xôi chè, trầu cau, rượu, gao muối…

Ngoài ra, lễ cúng nhà mới, chúng ta còn phải chuẩn bị một vài thứ ngoại lệ mà phần lớn những lễ cúng khác ít có, gồm:

  • Bếp than (đặt ngay cửa chính).
  • Nệm hoặc chiếu mà mình đang còn dùng.
  • Chổi mới…

Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, chúng ta tiến hành sắp xếp, bày lễ vật lên mâm cúng, mâm sẽ hướng về phương có lợi cho bản mệnh gia chủ đã xem trước đó.

mâm cúng nhà mới

Chủ nhà sẽ thắp nhang cắm vào bát hương, xin phép được bắt đầu buổi cúng nhà mới (nhập trạch), cung thỉnh thần linh, rước vong linh gia tiên về nơi thờ tự mới này.

Cách cúng nhà mới ra sao?

Một buổi lễ cúng nhà mới hoàn chỉnh sẽ gồm có 3 khâu cần chuẩn bị mà gia chủ nên biết, đó là sắm đồ lễ, thực hiện đúng trình tự cúng và đọc bài văn khấn. Nếu thiếu một trong các bước sau thì coi như buổi cúng nhà mới không thật sự trọn vẹn.

Việc cúng nhà mới trước hết sẽ giúp cho gia chủ vững tâm vì mình đã làm lễ ra mắt, dâng đầy đủ lễ vật lên các vị thần linh thổ địa, ông bà tổ tiên. Thông qua đó, chúng ta còn thành tâm khấn vái cho công việc làm ăn được  suôn sẻ, biến dữ hóa lành, gia đạo cát tường…

Bạn có đang tìm lời giải cho câu hỏi, cách cúng nhà mới ra sao? Chuẩn bị những gì? Mọi giải đáp dành cho bạn sẽ có ngay sau đây.

bày biện mâm cúng nhà mới

Trước hết, đốt lò than nóng đặt nơi cửa chính ra vào. Xếp những phẩm vật lên mâm lễ tươm tất, chuẩn bị sẵn sàng cho buổi cúng nhà mới.

Chủ nhà sẽ bước chân trái trước qua lò than, tay cầm bài vị gia tiên và bát hương.

Tiếp đến, những thành viên còn lại cũng lần lượt bước qua lò than, tay cầm theo các đồ vật tượng trưng cho sự may mắn, no đủ như: bếp gas, rượu, gạo, muối, tiền bạc, đồ trang sức…

Sau khi bước vào trong, chủ nhà sẽ mở toang tất cả các cánh cửa và bật đèn điện lên như một cách đánh thức nguồn sinh khí trong ngôi nhà.

Cùng lúc đó, những người khác sẽ lau dọn chỗ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, trang thờ thần tài thổ địa, bàn ông Công ông Táo, đồng thời bày ngay mâm cúng nhà mới ở giữa trung tâm ngôi nhà như đã hướng dẫn phía trên.

Chủ nhà hoặc cử ra người đại diện hợp mệnh sẽ tiến hành thắp nhang và đọc bài văn khấn. Mọi thứ nên được diễn ra trong không khí trang trọng, tránh gây ồn ào, náo loạn, nói chuyện lớn tiếng.

Bài văn khấn kết thúc, gia chủ sẽ bật ngay bếp lửa, nấu nước sôi pha trà, báo hiệu nhịp sinh hoạt trong ngôi nhà mới bắt đầu.

Cuối cùng đốt giấy tiền vàng mã trong chậu/ thau an toàn, rưới rượu lên tàn tro vừa đốt.

Các chum gạo, muối, nước, chúng ta giữ lại đặt ở bàn thờ Táo quân.

Như vậy là các bước hoàn thành buổi cúng nhà mới đã xong. Chúng ta mang lễ vật vào sắp xếp mọi thứ cho ngăn nắp.

Hướng dẫn bài văn khấn cúng nhà mới

Đáp ứng theo yêu cầu của nhiều bạn đọc thắc mắc về bài văn cúng nhà mới, chúng tôi xin đưa ra gợi ý hướng dẫn cách khấn cúng nhà mới khá phổ biến như sau:

Văn khấn cúng nhà mới

Văn khấn cúng nhà mới 1

Một số điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới, bạn có biết?

Để cho quá trình sinh sống tại ngôi nhà mới được suôn sẻ, trong buổi cúng nhập trạch, theo kinh nghiệm từ ông bà xưa, chúng ta nên lưu ý vài điều sau:

  • Không cúng nhà mới hay chuyển về nhà mới vào ban đêm.
  • Phụ nữ có thai tránh dọn dẹp nhà mới.
  • Chuyển vào nhà mới phải đúng vào khung giờ tốt, ngày tốt.
  • Người có tuổi con Hổ kiêng kỵ dọn dẹp nhà mới.
  • Nếu chúng ta chỉ cúng nhà mới mà chưa dọn vào ngay thì cần ngủ lại một đêm để lấy ngày.
  • Hạn chế tối đa việc làm đổ vỡ đồ đạc trong khi chuyển vào nhà mới.
  • Cẩn thận lời ăn tiếng nói, không nói lớn, không gây gổ cãi vã khi dọn vào nhà mới.
  • Cúng nhà mới, bất kì ai cũng không nên đi tay không vào. Bạn có thể cầm theo đồ vật mới hay tài sản có giá trị. Nhớ không cầm theo những vật dụng cũ kĩ.
  • Cúng nhà mới hạn chế đón khách. Chỉ nên tham dự là người trong họ hàng thân hữu cùng mừng tân gia mà thôi.

Video cách cúng nhà mới

Dưới đây là video hướng dẫn cách cúng nhà mới khá hay, mời quý độc giả cùng theo dõi nhé.

Bài viết cách cúng nhà mời phần nào giúp ích cho quý độc giả khi khai cúng ngồi nhà mới của bạn. Mợi thắc mắc vui lòng để lại comment bên dưới để chúng tôi hoàn thiện hơn cho bài viết.