Nghị luận xã hội về bạo lực học đường: Dàn ý & văn mẫu Update 04/2024

Tổng hợp những bài văn mẫu hay nhất cho đề bài nghị luận về bạo lực học đường. Các bài viết được viết và tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài các bài văn mẫu, bài viết còn gợi ý giúp bạn dàn ý chi tiết và dàn ý tổng quát, giúp bạn dễ dàng nắm được cấu trúc chính của một bài văn nghị luận xã hội.

Dàn ý nghị luận xã hội về bạo lưc học đường

Dàn ý về bạo lực học đường sẽ giúp bạn xác định được cấu trúc tổng quan của một bài văn, từ đó triển khai các ý theo chuẩn mực và giảm được tình trạng lạc đề.

Dàn bài nghị luận về bạo lực học đường – Mẫu 1

Mở bài

  • Giới thiệu về vấn đề bạo lực học đường.
  • Nhận định chung.

Thân bài

#1. Nêu tình trạng, biểu hiện của bạo lực học đường
  • Mức độ.
  • Biểu hiện.
  • Phạm vi.
#2. Nguyên nhân của bạo lực học đường
  • Ảnh hưởng từ gia đình.
  • Ảnh hưởng từ xã hội, bạn bè, hàng xóm.
#3. Hậu quả
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lí.
  • Ảnh hưởng đến học tập.
#4. Biện pháp khắc phục
  • Tuyên truyền.
  • Hình phạt thích đáng.

Kết bài

  • Khái quát lại vấn đề.
  • Bài học rút ra.

Dàn bài nghị luận về bạo lực học đường – Mẫu 2

Mở bài

  • Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường.
  • Biến rất đáng để lên án.
  • Có chiều hướng gia tăng trong những năm gần, diễn biến hết sức phức tạp. 

Thân bài

#1. Hiện trạng

– Những số liệu cụ thể về vấn nạn này: Mỗi ngày bình quân có năm vụ đánh nhau, cứ 11.000 em học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau. 

– Giải thích vấn đề: Bạo lực học đường là cách hành xử dùng vũ lực, hành động để giải quyết mâu thuẫn trong đời sống của một số học sinh, những vấn đề xích mích mà đáng lẽ ra có thể dùng lời nói để giải quyết.

– Bao gồm:

  • Bạo lực về thể chất những hành vi gây đau đớn về mặt thể xác cho người bị hại ( đánh đập gây thương tích cho người bị hại ).
  • Bạo lực về mặt tâm lý tấn công bằng lời nói, dùng lời lẽ xúc phạm tổn thương người bị hại.
#2. Nguyên nhân

– Khách quan:

  • Tác dụng của truyện tranh, phim ảnh, những hành động bạo lực diễn ra trong cuộc sống.
  • Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân trong xã hội.
  • Sự thờ ơ dửng dưng của những người chứng kiến sự việc.

– Chủ quan:

  • Quan niệm sai lầm trong cách nghĩ là bắt nạt người khác sẽ trưởng thành hơn.
  • Sự nhận thức chưa đầy đủ về hậu quả của người gây ra bạo lực.
  • Bắt nạt người khác để thể hiện bản thân trước bạn bè đồng trang lứa.
#3. Hậu quả
  • Với người bị hành hung bạo lực gây ảnh hưởng về thể chất và tinh thần thậm chí là tính mạng. 
  • Người hành hung sẽ làm cho chính bản thân mình bị gián đoạn hoặc mất cơ hội học tập, kết quả học tập sa sút hơn bạn bè.
  • Đối với xã hội đánh mất đi vẻ đẹp trong sáng về đạo đức của học sinh, là một trong những hành vi vi phạm pháp luật chưa đủ tuổi vị thành niên.
  • Làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục.
  • Mất niềm tin của phụ huynh học sinh.
  • Uy tín của nhà trường bị giảm sút.
#4. Giải pháp

– Đối với gia đình:

  • Cần có nhiều thời gian quan tâm con mình hơn không nên quá lo toan mưu sinh cuộc sống kiếm tiền mà bỏ bê con cái, cần dành thời gian tâm sự, chia sẻ, quan tâm con cái mình.
  • Khi còn nhỏ thấy trẻ bắt nạt đánh bạn thì nên ngăn cản ngay và phân tích cho trẻ hiểu.

– Đối với xã hội:

  • Nâng cao ý thức của học sinh thông qua các buổi học ngoại khóa.
  • Ra sức tuyên truyền rằng bạo lực không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề, khuyên học sinh nên dùng lời nói thay vì dùng bạo lực.
  • Phê phán, tố cáo các hành vi hành hung trong trường học, không vô cảm trước những hành vi xấu này mà hãy giải thích can ngăn.
  • Đề ra những hình thức kỷ luật nghiêm minh đúng đắn công bằng đối với những hành vi sử dụng bạo lực trong trường học để răn đe khiến học sinh thay đổi tư duy dùng bạo lực để giải quyết của mình.

Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
  • Liên hệ bản thân.
  • Kêu gọi mọi người xung quanh chống lại các hành vi bạo lực.

Văn mẫu nghị luận về bạo lưc học đường

Nghị luận về lực học đường – Mẫu 1

Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và trí thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường hochn. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ.

Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để ‘xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân.

Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mấy người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên.

Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đành hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang ‘tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả ơ rgiaos viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giơ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

Nguồn: Verbalearn.com

Nghị luận về lực học đường – Mẫu 2

Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống của con người ngày càng tiến tiến, kéo theo đó là những vấn đề phức tạp như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường,… Trong đó, bạo lực học đường là vấn đề phổ biến hiện nay đối với giới trẻ là học sinh, sinh viên,…. Đặc biệt là trong thời kì công nghệ số hiện nay thì vấn đề bạo lực học đường ngày càng phổ biến và tràn lan trên mạng xã hội, chỉ cần một cú nhấp chuột thì hàng loạt những bài viết, hình ảnh, video xuất hiện với hàng ngàn lượt like, chia sẻ, bình luận. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạo lực học đường là gì mà nó lại nổi tiếng đến như vậy.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thất về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Đối tượng chủ yếu của bạo lực học đường là những bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Trước đây tình trạng này rất ít vì trước đây cuộc sống của con người còn khó khăn thiếu thốn nên con người chủ yếu quan tâm đến cơm áo gạo tiền nhiều hơn. Bên cạnh đó, con người trước đây sống tình cảm, quý mến nhau hơn nên tình trạng này ít xảy ra hơn, và thời đó trình độ khoa học công nghệ chưa phát triển, con người không tham gia mạng xã hội nhiều nên tình trạng gây gổ chửi bới trên mạng rất ít. Hiện nay, tình trạng này xảy ra ở rất nhiều nơi và có sự gia tăng nhanh chóng và dần trở thành một vấn nạn nguy hiểm đối với xã hội.

Bạo lực học đường có rất nhiều loại như gây gổ đánh nhau với bạn bè, anh chị, các em học sinh trong trường; chửi bới, làm nhục, lăng mạ nhau chỉ vì những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt như không ưa nhau, nó giàu hơn mình hay nó giỏi hơn mình,… Bên cạnh đó, chỉ vì những câu thách thức, muốn thể hiện bản thân mà các bạn học sinh đã lập ra những nhóm bạn đánh nhau, hội đồng nhau, thậm chí sử dụng cả hung khí nguy hiểm. Thêm vào đó, việc học sinh đi học không hiểu bài, bị cô giáo phạt hay cho điểm thấp, thậm chí bị giáo viên chửi mắng, ghi sổ đầu bài,… làm thái độ các bạn khó chịu, từ đó xảy ra tình trạng cố ý không nghe lời, làm trái lời giáo viên dẫn đến tình trạng mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn và có thể dẫn tới những hệ lụy lớn hơn như chửi bới nhục mạ giáo viên hay giáo viên gay gắt với học sinh hơn. Những hành động đó vô tình khiến con người trở nên mất tình người, làm tổn hại đến tinh thần hay thậm chí là sức khỏe của con người.

Nguyên nhân của bạo lực học đường rất phổ biến. Chỉ vì những lí do không đâu hay những mâu thuẫn cơ bản trong cuộc sống như ghen tuông, tranh giành người yêu, nói móc, nhìn đểu, hay thậm chí là chỉ vì thấy họ không cùng đẳng cấp với mình. Họ có thể thiếu kĩ năng sống, thiếu những kinh nghiệm trong cuộc sống hay sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống vì vậy hành vi ứng xử chưa được phù hợp và gây ra nhiều mâu thuẫn và chưa nhận thức được việc mình làm là sai hoặc biết sai nhưng vẫn làm. Đó có thể là do sự thiếu giáo dục từ gia đình, nhà trường hay sự giáo dục chưa đúng cách của họ, chỉ chú trọng tập trung chỉ dạy kiến thức văn hóa mà chưa chú trọng vào giáo dục đạo đức lối sống cho họ. Việc học tập quá áp lực, quá nhiều bài vở khiến các em rơi vào tình trạng áp lực, hay sự ép buộc học tập, theo đuổi thành tích của các phụ huynh vô tình gây ra những áp lực nặng nề cho con trẻ khiến các em có thể bị ức chế về tâm lí, cộng thêm sự phát triển ở độ tuổi vị thành niên, có những suy nghĩ bốc đồng, cái tôi quá lớn dẫn đến những hành động bạo lực gây những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và mọi người xung quanh.  Người xưa đã có câu: “tiên học lễ, hậu học văn” cũng là để nói với con người rằng trước tiên nên chú trọng vào giáo dục đạo đức lễ nghĩa rồi sau đó mới dạy kiến thức văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, do sự ảnh hưởng từ văn hóa bạo lực như sách, báo, đồ chơi, phim ảnh bạo lực. Sự phát triển của mạng internet ngày càng mạnh mẽ, các em học sinh được tiếp xúc nhiều với phim ảnh bạo lực thông qua facebook, youtobe,…ở trên điện thoại và việc mỗi em học sinh có một chiếc điện thoại là điều khá phổ biến hiện nay. Ngoài việc xem những bài viết, video bạo lực trên mạng, cũng có một số thành phần học sinh quay những video đánh ghen, đánh hội đồng đăng lên mạng nhằm cho công chúng phán xét hay bình luận và thành những bài viết nổi tiếng trên mạng. Vậy nên việc tìm thấy những bài viết như vậy là quá dễ dàng vàtiếp xúc với những loại phim ảnh đó mỗi ngày sẽ tạo nên những tính cách bạo lực cho các em. Một nguyên nhân đáng chú ý nữa là do xã hội thờ ơ, không quan tâm đến các em học sinh nhiều hơn, không có sự giáo dục đúng mực, chưa đưa ra được các giải pháp để răn dạy các em, sự giáo dục chưa được triệt để, chưa đúng cách khiến các em không được tốt hơn mà ngược lại khiến các em ngày càng khó khuyên răn, thậm chí hư hỏng hơn trước. Cũng có những nguyên nhân do giáo viên không khuyên răn giáo dục các em mà sử dụng các biện pháp bạo lực, chửi bới, đánh đập các em khiến các em ngày càng trở nên bạo lực hơn, khó giáo dục hơn và tính cách các em trở nên lầm lì khó bảo.

Những hậu quả mà bạo lực học đường mang lại rất khôn lường. Đối với những bạn là nạn nhân của bạo lực học đường thì nó gây ra những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có những vụ bạo lực học đường hậu quả nhẹ thì chỉ chửi nhanh, đánh nhau xây xát nhẹ, nặng thì bị thương, nhập viện. Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại đến những người thân, gia đình, bạn bè của người bị hại như gia đình lo lắng, tốn thời gian giải quyết những hành vi các bạn gây ra, tốn tiền chăm nuôi, thuốc men, khám chữa khi bị thương,… Ngoài ra tình trạng này còn gây ra tính bất ổn trong xã hội, tạo sự bất an lo lắng cho cả gia đình của người gây ra hành vi và người bị hại, tạo ra tâm lí lo sợ cho các bạn học sinh khác trong trường và cả giáo viên trong trường. Khi ra ngoài phạm vi gia đình, trường học thì các em cũng sẽ tạo nên những tiếng xấu khiến mọi người bàn tán, xa lánh, tạo tâm lí bất an cho mọi người. Đối với những người gây ra bạo lực, những hành vi này sẽ khiến cho con người phát triển không toàn diện về cả đạo đức lẫn kiến thức văn hóa. Những hành vi bạo lực như vậy sau này không sớm thì muộn cũng trở thành những mầm mống của tội ác, gây ra những hành động mất hết tính người ở cả phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó có thể làm hỏng tương lai của chính mình, trở thành những con người gây nguy hại cho xã hội. Những người như vậy thường sẽ bị mọi người lên án, căm ghét, xa lánh khiến các em rơi vào tình trạng bị cô lập, gây nên những hậu quả khó lường được.

Bạo lực học đường là con đường tắt để các em sa vào những tệ nạn xã hội, vì vậy cần có những biện pháp để ngăn chặn, hạn chế các em sa vào các hoạt động bạo lực, các hành động vi phạm pháp luật.

Các giải pháp để sử dụng để ngăn chặn bạo lực học đường có thể được kể đến như tuyên truyền giáo dục ý thức cho các em học sinh. Vì khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc giáo dục ý thức, răn dạy các em sẽ dễ dàng hơn giáo dục người lớn rất nhiều. Nhà trưởng nên thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, chia sẻ kĩ năng, nâng cao nhận thức của học sinh về các vấn đề xã hội đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường. Phổ biến những kiến thức về luật pháp, quy chế nhà trường để các em hiểu được sự sai trái của những hành vi đó. Những bậc làm cha, mẹ, người lớn nên giải thích, nói chuyện với các em về những hậu quả của bạo lực gây ra, những tổn thương về cả sức khỏe và tinh thần của con người. Bên cạnh đó, các bậc chính quyền nhà trường và địa phương nên nâng cao các hoạt động về chăm sóc và bảo vệ trẻ em để ngăn chặn và hạn chế những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Đối với những em đã trót gây ra lỗi lầm hay đã bị dụ dỗ lôi cuốn tham gia vào những hành vi sai trái thì nhà trường nên có những biện pháp giáo dục răn đe nghiêm khắc hơn. Nhà trường và gia đình nên giúp các em nâng cao nhận thức lỗi lầm về hành vi của mình đã gây ra và giúp các em sửa chữa lỗi lầm bằng những hành động thực tế để các em có thể được hòa nhập lại với cuộc sống, trở thành con người có ích cho xã hội. Nhà trường và gia đình nên chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho các em nhiều hơn, chỉ dạy cho các em nhiều kĩ năng sống để nhận thức được điều xấu, điều tốt, điều nên làm và không nên làm để sống tốt hơn trong xã hội, giúp các em vươn tới những điều chân thiện mĩ. Đối với những trường hợp khó khuyên bảo giáo dục, vi phạm nhiều lần thì nhà trường, gia đình và xã hội cần có những biện pháp phê phán quyết liệt, răn đe, giáo dục cải tạo, những biện pháp trừng phạt thích đáng để làm gương cho những người khác, để đưa các em trở về với xã hội và trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.

Nhận thức được tính chất nguy hiểm của bạo lực học đường, mỗi cá nhân nên có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn để từ đó hình thành những quan niệm sống tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Bạo lực học đường là hành vi không tốt, gây nguy hiểm cho xã hội và nó không nên có trong xã hội này. Vì trẻ em là tương lai của đất nước nên gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay giúp các em có một xã hội lành mạnh để phát triển vì xã hội muốn phát triển thì những hành vi như vậy cần phải tránh xa và hạn chế nhất có thể để tạo nên một xã hội văn minh phát triển.

Nguồn: Verbalearn.com

Nghị luận về lực học đường – Mẫu 3

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thời còn là học sinh, sinh viên là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của chúng ta. Thời gian đó chất chứa bao nhiêu là kỷ niệm đẹp của mỗi người. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi vui hồn nhiên của các thế hệ học sinh dần không còn nữa. Thay vào đó là những hành động lời nói thô bạo, nói tục, chửi thề, không chỉ dừng lại ở đó thậm chí những bạn trẻ ngày nay còn có những hành động xấu xí như đánh nhau, xé quần, xé áo giữa đường, nói tục, chửi thề. Tình trạng này diễn ra một cách phổ biến, tràn lan trên các trang mạng xã hội, đây cũng là vấn đề nhức nhối hiện nay gây được sự chú ý và quan tâm của toàn xã hội đó chính là vấn đề bạo lực học đường.

Để có thể hiểu được vấn đề đang nói đến ở đây là gì thì chúng ta cần hiểu được bạo lực học đường là gì. Bạo lực học đường là những hành vi ngang ngược, xúc phạm, thô bạo, gây tổn hại đến thể xác, sức khỏe và tinh thần của người khác, diễn ra trong phạm vi trường học.

Hiện nay bạo lực học đường rất dễ nhận thấy trong môi trường trường học đó là những câu nói nhằm mục đích lăng mạ, chế giễu chê bai, xúc phạm, nói tục với bạn bè trong lớp học và bạn bè xung quanh, không chỉ dừng lại ở đó tình trạng bạo lực học đường ngày nay còn có những vụ đánh nhau khônh chỉ là giữa một cá nhân với cá nhân nào đó hoặc là giữa các nhóm với nhau đã có nhiều trường hợp như vậy thường xuyên xảy ra trong môi trường học đường như hiện nay.

Chỉ cần một vài thao tác chúng ta có thể tìm thấy trên internet có rất nhiều vụ việc học sinh, sinh viên đánh, chém nhau như giang hồ, thậm chí còn xé quần, xé áo của nhau rồi còn quay video để đăng lên mạng. Đó là những vấn đề rất nóng và đáng bị lên án của toàn xã hội những việc làm như vậy không chỉ xúc phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà còn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác. Chỉ cần một câu nói, một cái nhìn không vừa mắt hoặc là có những xích mích rất nhỏ là đã có thể dẫn đến những vụ ẩu đả, đánh nhau trong trường học hoặc khi đi học về. Những vụ việc như vậy không chỉ gây mất trật tự trong trường học, ảnh hưởng đến gia đình và an ninh của toàn xã hội mà còn làm rạn nứt đi tình cảm bạn bè, trong khi đó tình cảm bạn bè là cái vốn quý và đáng gìn giữ nhất của thời học sinh.

Bạo lực học đường không chỉ giữa học sinh với nhau mà còn giữa thể hiện ở những lần những vụ việc học sinh vô lễ với giáo viên, có những lời nói, hành động, thái độ không đúng với thầy cô. Chẳng hạn như học tiết học khi thầy cô đang giảng bài thì các bạn lại nói leo, ngủ, hoặc đùa giỡn với nhau, hay thường xuyên vào trễ không học bài cũ đã được thầy cô nhắc nhở nhiểu lần mà không tiến bộ, thậm chí có nhiều bạn còn có thái độ kiểu không vâng lời, còn thách thức đập bàn, ngang nhiên bỏ đi về,… không chỉ dừng lại ở đó mà đã có những vụ việc học sinh, sinh viên các trường thậm chí còn chặn đường đánh cả thầy cô của mình tuy nhiên đây là những trường hợp cá biệt ít thấy.

Không chỉ vậy bạo lực học đường cũng biểu hiện qua những việc thầy cô đã không kiềm chế được cảm xúc, làm chủ được hành động của mình đã có những trường hợp thầy, cô có những lời nói xúc phạm, đánh đập, bạo hành với học sinh,… Có rất nhiều vụ việc thầy cô đánh học sinh được đưa lên trên mạng như những vụ việc ở các trường mẫu giáo các bảo mẫu đã có hành vi đánh đập các cháu nhỏ trong khi đó các cháu còn quá nhỏ để có thể hiểu và nhận thức được như người trưởng thành vậy mà bị đánh đập một cách dã man như vậy, có không ít những vụ việc đã gây nên sự bất bình, hoang mang cho gia đình và dư luận xã hội về cách thức dạy học của những người đang làm công tác trồng người, chăm sóc trẻ như hiện nay, không chỉ vậy nó còn làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bạn học sinh đó, những học sinh khác và ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

Hiện nay trong môi trường học đường học sinh thường chơi theo nhóm nhỏ do đó mà những bạn học sinh có những đặc điểm chung với nhau thường sẽ hay chơi với nhau như những bạn thường hay trốn học đi chơi, thường hay tụ tập đánh nhau vv… vì vậy mà tình trạng chia bè kéo cánh diễn ra nhiều ở các trường học dễ dẫn đến thành viên nhóm này xung đột với thành viên nhóm kia hoặc giữa các nhóm với nhau, không chỉ vậy mà các nhóm còn lôi kéo người ngoài vào đánh học sinh trong trường với rất nhiều lí do như nhìn bạn đó ngứa mắt, hống hách, dễ ghét, đánh để dằn mặt. Đã không ít những trường hợp có nhiều bạn phải chuyển trường vì hệ quả của tình trạng bạo lực học đường.

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức các bạn trẻ chửi nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể gây nguy hại đến tính mạng. Đã có những vụ việc các bạn nam dùng dao, kéo đâm nhau dẫn đến tử vong, các bạn nữ thì cả chục người xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh hội đồng một bạn, thậm chí không ngừng lại ở đó các bạn nữ này còn quay lại clip để bêu rếu trên mạng xã hội, thậm chí còn lấy cả dao rạch mặt bạn mình,… những người hứng chịu những hành động bạo lực này người đó không đơn giản chỉ chịu nỗi đau về thể xác mà còn phải gánh chịu những nỗi đau, tổn thương về mặt tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong  những nguyên nhân đó có nguyên nhân xã hội:  nguyên nhân xã hội xuất phát từ những thay đổi về tâm sinh lý của độ tuổi vị thành niên ở độ tuổi mà sự nhận thức chưa đầy đủ, nên dễ có những lúc bốc đồng, nông nỗi của tuổi trẻ, có nhiều khi không kiểm soát được hành vi, cảm xúc của bản thân nên sẽ dẫn đến tình trạng ghen ghét, đố kị về những gì người khác có được, những cử chỉ và nhận xét thiểu đúng đắn mang tính hạ nhục người khác.

Nguyên nhân thứ hai đó chính là tác động của văn hóa: bên cạnh sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì truyền thông cũng ngày càng hiện đại để chạy theo xu thế hội nhập, do đó các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phổ biến (các thể loại phim mang tính chất bạo lực, những clip đánh nhau, hình ảnh bạo lực,…), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trong độ tuổi vị thành niên. Bởi vì lẽ đó chúng ta tiếp thu văn hóa cần phải có sự chọn lọc, không tiếp thu một cách ồ ạt, tràn lan, cần phải tiếp thu những cái hay cái tốt đẹp của văn hóa nước ngoài. Hiện nay ở độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và chính các mối quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Chính vì lẽ đó mà có câu nói “chọn bạn mà chơi”, do đó khi bạn trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì người đó sẽ có những hành vi bạo lực theo, chơi với những nhóm bạn như vậy sẽ học theo những thói xấu, học cách đua đòi, ăn chơi, thích thể hiện cái tôi hơn để khẳng định mình với các bạn khác, do đó dễ có những nhận thức sai lệch. Còn những bạn chơi với nhóm bạn không ưa thích bạo lực, chăm chỉ trong học tập thì bạn đó lại học được những cái hay cái tốt vì lẽ đó việc chọn bạn để chơi có ý nghĩa không nhỏ trong việc hoàn thiện nhân cách bản thân.

Bên cạnh các nguyên nhân ở trên còn có thế nói đến nguyên nhân khác đó chính là sự quan tâm giáo dục của gia đình đối với các bạn trẻ hiện nay. Không ít các gia đình hiện nay chỉ lo kiếm tiền, lo cho công việc mà không có thời gian để quan tâm đến suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con trẻ. Ở độ tuổi mà nhân cách đang dần hình thành và sự phát triển toàn diện về nhận thức mà thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của gia đình, có nhiều gia đình đi làm về chỉ cần còn mình thích gì là sẵn sàng cho, hoặc cho tiền mà không quan tâm đến việc học hành của con mình như thế nào, chơi với ai. Trong khi đó có những gia đình cha mẹ cũng thường xuyên cãi nhau, đánh lộn, hoặc đánh con mình giống như là nơi để chút đi những bực tức, mệt mỏi,…Chính sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến cảm nhận và sở thích và cả các mối quan hệ xã hội của con mình như thế nào, thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ từ những người làm cha, làm mẹ đó cũng là nguyên nhân khiến cho các bạn trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, những nhận thức lệch lạc làm cho các bạn có xu hướng kết bạn, hoặc bị lôi kéo từ những người bạn xấu có xu hướng bạo lực hơn.

Ngoài thiếu sự quan tâm của gia đình thì cũng không thể không nói đến vai trò của nhà trường, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp dạy giỗ các bạn trẻ đó. Có những trường hợp nhà trường chưa có sự giáo dục đúng đắn đối với những học sinh hay quậy phá, đánh nhau, thường xuyên bỏ học,…nhà trường đã  không gặp gỡ tìm hiểu, giáo dục, lắng nghe, vận động các bạn đó để các bạn có những nhận thức đúng đắn hơn, nên tránh tình trạng cô lập, thờ ơ với những hành vi, lời nói, thái độ chưa đúng của học sinh, sinh viên hiện nay. Nhà trường cần có phương pháp dạy học đúng đắn để nhằm nâng cao nhận thức hoàn thiện về nhân cách, thực hiện nghiêm các quy định về xử lý đối với những học sinh, sinh viên vi phạm, có hành vi bạo lực trong nhà trường để răn đe những bạn khác để hạn chế tình trạng bạo lực học đường.

Bạo lực học đường trước hết sẽ gây tổn hại về sức khỏe, tinh thần cho những bạ phải chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó thậm chí là nỗi ám ảnh về tinh thần. khi trường học không là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai cũng phải sợ đến trường, đã không ít những trường hợp có học sinh không thể đi học ở những ngôi trường đó nữa mà phải chuyển đến một trường khác để có thể tiếp tục đi học lại vì cứ đi học  là sẽ bị ăn những trận đòn như cơm bữa nên không dám đi học nữa. Còn những bạn có những hành vi bạo lực học đường như vậy sẽ bị các bạn khác chê trách, bị mọi người lên án, thậm chí nếu để lại những hậu quả không thể khắc phục được có thể hủy hoại chính tương lai sự nghiệp của chính mình, làm ảnh hưởng đến cả gia đình và nhà trường. Khi đó trường học không còn là nơi ngập tràn những kỉ niệm bạn bè nữa mà chỉ còn là nơi chứa đựng sự thù ghét lẫn nhau thi đó là những tổn thương chứ không còn là những kỉ niệm đẹp của thời học sinh.

Vì vậy vấn đề bạo lực học đường đang là một vấn nạn cần có sự chung tay của toàn thể các gia đình cùng với nhà trường, xã hội cùng nhau đẩy lùi vấn nạn này. Để có thể làm được như vậy thì trước hết gia đình sẽ nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được học trong một môi trường giáo dục tốt, thì những suy nghĩ hành động của các bạn sẽ ôn hòa, tình cảm hơn, sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách được hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó vai trò của nhà trường và thầy, cô là vô cùng quan trọng trong việc định hướng, phát triển nhân cách, đạo đức của một con người. Chính vì lẽ đó mà nhà trường cần giáo dục cho các em về đạo đức và cách đối nhân xử thế giữa người với người, thầy cô cần răn đe, định hướng cho các em là việc gì nên làm và không nên làm,việc  nào là đúng là sai. Riêng bản thân các học sinh cần nói không với bạo lực học đường, không tham gia đánh nhau mà hãy tập trung vào học tập và vui chơi lành mạnh. Nên tránh xa với những bạn xấu không để bị lôi kéo, dụ giỗ tham gia vào những việc làm sai trái gây ảnh hưởng đến bản thân.

Để giảm thiểu và đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường như hiện nay thì không chỉ bản thân mỗi chúng ta, gia đình và nhà trường, xã hội các cơ quan, đoàn thể cần chung tay quan tâm đến định hướng cho sự phát triển nhân cách của thế hệ học sinh hiện nay, vận động tuyên truyền về tình yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống, cùng góp sức đẩy lùi, đấu tranh, lên án với những hành vi sai trái, trái luân thường đạo lý, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta luôn. Nhà trường ngoài những bài học trên trường, lớp thì có thể lồng ghép với các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoại khóa giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách, hiểu được tác hại và cách phòng tránh, lên án đối với hành vi bạo lực học đường. Cùng nhau xây dựng hình ảnh nhà trường là nơi có nhiều kỉ niệm đẹp, một “ngôi trường thân thiện học sinh tích cực”, là nơi mà ai trong chúng ta cũng muốn quay về.Vì nơi đây chúng ta đã có những người bạn, những người thầy, cô giáo đã dạy bảo, định hướng đúng đắn cho tương lai, giúp chúng ta hoàn thiện hơn về nhân cách.

Nguồn: Verbalearn.com

Nghị luận về lực học đường – Mẫu 4

Những vấn đề về bạo lực thường xuyên xảy ra ở nước ta hiện nay đã và đang là vấn đề nóng, nhức nhối mà toàn xã hội đã và đang phải đối mặt. Bao gồm bạo lực gia đình, bạo lực xã hội, bạo lực phụ nữ và bạo lực trẻ em…trong đó, bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội tiêu cực và rất đáng báo động. Đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường đang ngày càng có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, gây nhiều trăn trở cho các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, nhà  trường và xã hội.

Bạo lực học đường là một khái niệm không còn mới lạ nhưng trong thời gian gần đây nó lại được đề cập khá nhiều như một vấn nạn đòi hỏi sự chung tay hợp sức của tất cả mọi người. Trong guồng quay hối hả tấp nập của cuộc sống, ta đã có khi nào dừng lại một chút để lắng nghe những con số báo động về vấn đề này hay chưa. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì tham gia nạn bạo lực học đường trong trường học. Còn theo số liệu thống kê của đường dây nóng của Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em công bố: So với 10 năm về trước số vụ bạo hành xảy ra trong học đường lại tăng gấp 13 lần. Quả thật những con số biết nói khiến chúng ta phải giật mình suy nghĩ, vậy bạo lực học đường là gì? 

Đó là cách hành xử vũ lực, hành động để giải quyết mâu thuẫn trong đời sống của một số bộ phận học sinh, những vấn đề xích mích mà đáng lẽ ra có thể dùng lời nói ngồi xuống để giải quyết một cách nhẹ nhàng hơn. Bạo lực học đường bao gồm bạo lực về thể chất đó là những hành vi gây đau đớn về mặt thể xác cho người nào đó, bạo lực về mặt tâm lý dùng lời nói để tấn công bắt nạt. Nó được diễn ra qua hai hình thức dùng lời nói để tấn công, đánh đập gây thương tích trực tiếp đến người bị bạo hành, thủ phạm có thể là học sinh, giáo viên, nhân viên trong trường và gây ra nhiều hậu quả quan trọng. Trước hết bạo lực học đường liên quan đến sức khỏe và đặc biệt là tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề lúc nào cũng sợ hãi nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Nó trở thành nỗi ám ảnh, đáng sợ không thể nào quên những chấn thương về mặt tinh thần và thể chất mà chúng ta không thể nào hình dung hết được điều này làm cho nhiều phụ huynh và học sinh không khỏi hoang mang lo lắng. “Em đã bị chính nhóm bạn thân của mình đánh đập chỉ vì không cùng quan điểm với các bạn sau đó tâm lý của em trở nên lo sợ sau đó để ổn định tâm lý em mất 3 tháng mới ổn định lại được”. Theo lời kể của một bạn học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường, các nạn nhân không những chịu ảnh hưởng nặng nề về thể chất, tinh thần thậm chí là tính mạng, gây ra những hành động tiêu cực của bản thân người bị bắt nạt, mà bạo lực học đường còn gây cản trở, làm gián đoạn hoặc mất đi cơ hội học tập,kết quả học tập kém, sa sút của các bạn tham gia bạo lực học đường này. Đối với xã hội, qua những câu chuyện đáng buồn về bạo lực sẽ làm dư luận bức xúc, đánh mất đi vẻ đẹp trong sáng của học sinh, tăng tỉ lệ người chưa đủ vị thành niên vi phạm pháp luật. Đối với nhà trường thì làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, chất lượng trồng người, môi trường học tập không thân thiện an toàn. Vì vậy mà ngày nay nhiều trường đã và đang nỗ lực cố gắng xây dựng một ngôi trường không xảy ra hành vi bạo lực tại trường, có thể nói rằng bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả tai hại đối với học sinh nhà trường và cả xã hội ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học của nước ta. Việc chú trọng trong giáo dục là vấn đề vô  cùng quan trọng để xây dựng thế hệ trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường cũng là những chủ nhân tương lai, nguồn nhân lực của đất nước từ xưa đến nay “ Tiên học lễ, hậu học văn”, bởi vậy sự quan tâm đến nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ là rất cần thiết nhất khi mà cuộc sống xung quanh ngày càng phát triển hiện đại hơn, tiến bộ hơn,đời sống ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là bộ phận được quan tâm đào tạo nhiều nhất nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng có một sự thật đáng buồn là cùng với sự thay đổi và phát triển quá nhanh từ xã hội, con người cũng có những đòi hỏi cao hơn trong cuộc sống nhu cầu của nhân loại cũng dần được thay thế từ chỗ “muốn  ăn ngon mặc đẹp” thay vì “muốn ăn no mặc ấm” như xưa kia. Và chính sự thay đổi đột ngột này mà những hành vi, lối sống, suy nghĩ nhận thức của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày nay về hiện tượng bạo lực học đường còn suy nghĩ sai lệch chưa đúng đắn.

Ai trong chúng ta cũng có thể biết được rằng tâm lý lứa tuổi còn đang trong quá trình phát triển của mỗi học sinh sẽ có sự bồng bột muốn khẳng định bản thân mình, để lại dấu ấn riêng nhưng không phải vì thế mà ta có thể xem nhẹ, xử lý qua loa, không triệt để vẫn để xảy ra các trường hợp tương tự. Nhiều vụ việc rất đơn giản như chỉ đùa giỡn quá trớn trong lúc vui quá mà đã làm cho đối phương tức giận đẻ bụng và gây ra xích mích, chỉ là một chuyện nhỏ thế thôi nhưng cũng làm cho con người ta mất đi sự bình tĩnh gây ra những bạo lực học đường mà không ai muốn cả. Điều mà các bạn cần chắc cũng có lẽ là sự quan tâm của thầy cô giáo, gia đình của mình giúp cho các bạn xây dựng được một tâm lý ổn định điềm đạm lại để xử lý mâu thuẫn một cách thông minh nhất, đó là những kỹ năng sống cần thiết mà cha mẹ, thầy cô phải quan tâm khi còn nhỏ và đang ngồi trên ghế nhà trường.  Theo số liệu của Bộ giáo dục và Đào tạo gần đây trong một năm học gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau, báo cáo của UNICEF cho thấy ½ thanh thiếu niên trên thế giới là nạn nhân của bạo lực học đường.

Vậy tại sao các vụ bạo lực này vẫn tiếp tục diễn ra và thậm chí càng gia tăng trở nên đáng sợ hơn. Nguyên nhân khách quan đầu tiên có thể kể đến là do tác động xấu của truyện tranh, phim ảnh, những hành động bạo lực có thực diễn ra trong đời sống hằng ngày của mỗi người, thiếu sự quan tâm theo dõi sâu sắc từ những người thân trong gia đình và nhà trường. Một nguyên nhân chủ yếu là do xuất phát từ sự nhận thức chưa đầy đủ của người gây ra bạo lực, một số bộ phận học sinh cứ nghĩ dùng nắm đấm sẽ giải quyết được mọi vấn đề, rồi từ những quan niệm sai lầm rằng bắt nạt người khác là chuyện thường để mỗi học sinh trưởng thành, người lớn hơn. Để hạn chế và chấm dứt được vấn nạn này bố mẹ những người thân gần gũi với các bạn không nên quá lo toan cuộc sống kiếm tiền mà bỏ bê con cái, cần giành những thời gian tâm sự, chia sẻ quan tâm thấu hiểu con em mình nhiều hơn, không nên xem nhẹ vấn đề này nếu thấy con mình có những hành vi biểu hiện bắt nạt bạn bè từ khi còn nhỏ mà hãy dạy bảo cái đúng cái sai để tránh tạo ra thói quen có tính cách hung hăng ăn hhiếp người khác khi lớn lên. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa và đan xen những vấn đề bạo lực học đường để nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh. Chúng ta cần lên án, phê phán, không nên thờ ơ vô cảm trước những hành vi xấu xa ấy, nếu chứng kiến vụ việc mà thờ ơ sợ mình bị liên lụy thì đến lúc nào đó ta chứng kiến họ bị bạo hành đến nổi mất mạng chính bản thân mình cũng là người cắn rứt và hối hận khi phải chứng kiến như vậy. Nhà trường phải đề ra những hình thức kỷ luật đúng đắn, công bằng đối với những đối được dùng bạo lực để xử lý mâu thuẫn. Giáo học học sinh con em chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của chính gia đình, nhà trường, có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách đạo đức của mỗi thế hệ, không ai muốn con em mình là nạn nhân hay thủ phạm của bạo lực học đường nên chúng ta hãy lên tiếng và bắt tay giải quyết ngay. Hôm nay, ngày mai, ngày kia là những ngày mà con em chúng ta là nạn nhân tiếp theo của vấn nạn này.

Qua những vụ bạo lực học đường trên những bài báo, bản tin, những câu chuyện xót xa được kể lại tôi chợt nhận ra rằng chúng ta cần phải bỏ đi những thói hư ích kỷ những đố kỵ, hờn giận, ghen ghét nhỏ nhen này để tránh những mâu thuẫn suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những hành động mất kiểm soát làm ảnh hưởng tới chính mình và người khác. Còn bạn thì sao hãy yêu thương nhiều hơn nữa để có thêm nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi học trò hồn nhiên vô tư không phải lo cơm áo gạo tiền khi còn được là học sinh và ngồi lên chiếc ghế nhà trường. Vì vậy hãy chung tay cùng nhau ngăn chặn chống lại vấn nạn bạo lực học đường này để niềm vui, nụ cười của con em chúng ta, được đến trường mới tinh thần thoải mái không lo sợ đó là khoảng thời gian đẹp đẽ đối với mỗi thế hệ học sinh.

Nguồn: Verbalearn.com